Content Creator: Sáng tạo và chiến đấu

Creator là cái nghề phải nghĩ suốt đời, lúc nào cũng sục sạo kiếm idea, kiếm chất liệu để sáng tạo, chẳng khác nào một cuộc đi săn! Nếu paparazzi khổ một thì bọn này phải khổ đến 10. Ít nhất các anh chị phóng viên cũng biết mình phải đeo theo ai, ai đang hot, cô này cặp với anh kia mà đang lên giường với “bố đường” kia nữa,… Chăm chỉ ngồi trên chạc cây “nháy” phát, có tin là có tiền. Còn bọn làm nghề viết này, nhiều khi có brief rồi còn chẳng có idea nào mà triển khai đeo bám, nghĩ ra cái nào cũng thấy “đ*, hình như có thằng làm rồi“. Viết thì cứng tay, nhìn brand mà không nghĩ được idea nào cho ngon nghẻ. 

Thêm nữa, lúc tâm huyết trào dâng, mấy anh creator có thể bỏ cả partner “giữa đường lên đỉnh olympia” mà lôi con lap ra xuất idea, mò hẳn là PTS làm cho nó máu. Vậy mà sáng ra, vừa trình bày ý tưởng đã bị cả account, designer,… xúm lại phản biện cho bay màu. Anh A nói em viết thô, anh B chỉ hình nói không xử lý được, chị C đòi sửa cái này mà hỡi ôi, nó lại là ý chính của brief,… thế là toang!

Tìm idea đã khó, trình bày cũng chẳng dễ mà còn phải chiến đấu chống lại đồng bọn trước cả khách hàng. Tổ hỡi, con phải làm sao?

Cần làm vài tips dưới đây nè mấy má!

>>> Xem thêm: 

noi-kho-cua-nghe-viet-khong-phai-ai-cung-biet

Nỗi khổ của nghề viết không phải ai cũng biết

1. Làm công tác tư tưởng trước khi viết

Thật sự việc sản phẩm của mình na ná cái người khác đã viết, đã làm là chuyện khá thường thấy của creator, mặc dù chúng được nhào nặn ra từ chính bàn tay bạn, dĩ nhiên là không nói về việc sao y bản chính nhé! 

Những kiểu “dính lời nguyền copy” phổ biến là:

– Văn phong. Ví dụ: nếu bạn đang viết một bài giới thiệu sản phẩm kem dưỡng mới cho Brand mỹ phẩm bất kỳ, lúc phân tích thành phần theo kiểu khoa học, bạn nhất định sẽ thấy bóng dáng mình đâu đó trong những dòng chữ tương tự của Kiehl’s, Skinceuticals,… Chẳng hạn “AHA hay salicylic acid có tác dụng tẩy tế bào chết, làm thông thoáng lỗ chân lông…” – bởi phải PR khôn khéo dưới dạng  văn phong khoa học để tạo cảm giác tin tưởng và an toàn nên hầu hết các bài viết như thế này sẽ có đôi chút giống nhau.

– Kiểu sáng tạo. Ví dụ: một số page giải trí trên Facebook đang giẫm lên bát cơm của nhau với kiểu tạo content theo mô hình các câu chuyện cười xoay quanh một nhân vật biếm hoạ tưởng tượng, chẳng hạn: Thỏ Bảy Màu, Vàng và Xám, Truyện cổ Remix… Nếu có ý tưởng tương tự, bạn đang phải đối đầu với những creative không phải dạng vừa đâu!

– Visual. Ví dụ: chỉ cần lướt sương sương vài đường cơ bản trên Pinterest, bạn sẽ thấy có rất nhiều bức ảnh dùng chung một hiệu ứng, chẳng hạn kiểu Double exposure nghệ vàng cả người hay kiểu lắp ghép ngẫu hứng được dẫn link ngay bên cạnh. https://www.facebook.com/congdongdesigner/posts/3506900542684415

Đây là một kiểu tâm lý ám thị mà tôi rất hoan nghênh ở các bạn mới vào nghề, đặc biệt là các em creator: tôn trọng chất xám của người khác và độc lập, muốn sáng tạo cái khác biệt hoàn toàn – điều mà khi đã “già cả”, ít có quảng cáo-er nào thích làm.

Tuy nhiên, nó cũng là gánh nặng cho chính bạn bởi tất cả những điều tôi liệt kê phía trên, dù là văn phong theo lối khoa học, viral page gắn với nhân vật comic hay kiểu visual double exposure quen thuộc – thực ra chúng chỉ là những “tài nguyên” thô để bạn vận dụng mà sáng tạo nên các tác phẩm hoàn toàn mới mẻ của mình.

Chẳng hạn, khi phát triển fanpage, vẫn là những câu chuyện cười hết sức mặn mà nhưng bạn có thể chọn nhân vật là một chú chó (Hiro Một Lằn, Thị Bo the Chú Chó,…), chính bản thân (Châu Chặt Chém),… thay vì comic vẽ tay truyền thống. 

Hãy nhớ, bạn phải làm nên sản phẩm của mình dựa trên những phương cách, tài liệu có sẵn chứ không phải tạo ra một “tài liệu” mới hoàn toàn thì mới được gọi là sáng tạo. Vì vậy, cùng là một kiểu làm visual, một văn phong,… nếu bạn có thể biến 1 thành 2 thì đừng mất thời gian và cảm thấy tội lỗi để bắt đầu lại quá trình từ 0 thành 1, rồi lại từ 1 thành 2!

nhung-loi-nguyen-copy-ma-creator-thuong-gap-phai

Những lời nguyền copy mà creator thường gặp phải

2. Dùng mọi giác quan để tìm kiếm “kho tàng”

>>> Xem thêm:

2.1 Đọc mọi thứ

Tôi là fan cứng của bộ truyện Bad Luck và bản thân tác giả Nguyễn Huỳnh Bảo Châu (Châu Chặt Chém). Chị này có bộ não tiêu biểu đáng để những creator non trẻ học tập: biến những câu chuyện đời thường trở nên sống động, hài hước và viral mạnh mẽ đến mức bất thường. Không chỉ trong những tác phẩm của mình (Bad Luck) – nơi chúng ta nhìn thấy một bản thân rất cục súc nhưng chân thật đến từng câu chửi mà tại trang cá nhân, Châu Chặt Chém cũng biết cách để xây dựng các bài post tạo dựng thương hiệu rất “mắc cười” dựa trên đống “tài liệu” đời thường này.

Tôi sẽ dẫn đơn cử một câu chuyện sau:

Để né tránh những câu hỏi nhạy cảm và những va chạm không cần thiết vào dịp Tết, tôi chủ động về nhà nội ngoại vào những lúc mà mọi người đã ăn xong hoặc nhậu xong rồi để không phải trò chuyện với các cô chú mà mình không biết là ai.

Kế hoạch đấy vẫn ổn cho tới năm ngoái, khi tất cả mọi người trong dòng họ đều nghĩ như tôi 🙂

Khi tôi về nhà nội lúc 3h chiều, tôi gặp tất cả mọi người ở đấy, cũng vừa về, mọi người nhìn nhau và dù không ai lên tiếng, tôi có thể nghe được chữ oh fuck im lặng vang lên trong không trung…”

Chuyện cười tưởng dễ nhưng thực ra có rất ít, rất ít người viết được như Châu.

Trong nhiều cuộc tuyển dụng content creator cũng như khi đã chính thức nhập guồng, nhiều người sẽ đánh giá năng lực của bạn dựa trên những gì đã đọc. Họ sẽ hỏi bạn những quyển sách nào đọc để viết hay hơn, các tips/công thức trong đầu vở nào có ích,… và giới thiệu những quyển sách có hướng dẫn đó. “100 cách để viết hay hơn”, “Người đọc sẽ dừng lại nếu bạn chọn viết theo công thức này”,… đại loại như thế.

Lựa chọn của bản thân tôi là không. Mỗi ngày, tôi chỉ quanh quẩn trên mạng để cười cợt với Châu Chặt Chém, tag bạn bè vào các page edit đam mỹ Trung Quốc, đọc bất cứ quyển tiểu thuyết nào thấy có hứng thú,… Nhưng tuyệt nhiên không hề chạm tới những quyển sách hướng dẫn người ta cách viết hay. Một mặt bởi chúng rất khô khăn bất chấp cách truyền đạt có tốt đến đâu đi chăng nữa. Mặt khác trong logic, tôi tự hiểu sẽ chẳng có tác giả nào làm được như vậy – hướng dẫn bạn trở thành một anh Huỳnh Vĩnh Sơn mới, cũng chẳng trải đường được cho bạn đến các agency đỉnh cao. 

Chúng chỉ có một tác dụng duy nhất là khiến bản thân người viết bị bó buộc trong các mẹo viết đưa ra. Và sẽ rất khó để thoát khỏi cái bóng thành công của người từng dùng công thức đó cũng như xây dựng cho mình một phong cách riêng, một suy nghĩ riêng. 

Trong nghề creator, lối mòn suy nghĩ là điều đáng sợ nhất!

Vì vậy, lời khuyên mà tôi đưa ra là: đọc thật nhiều, xem thật nhiều, nghe thật nhiều những tác phẩm mình thích. Chẳng có quyển sách nào chỉ bạn cách viết hay hơn hết và cũng không có tác phẩm nào đọc xong sẽ làm bạn đẳng cấp hơn. Tất cả những gì bản thân góp nhặt từ trong đó mới, thể hiện trong nội dung sáng tạo ra, từ từ mới khiến bạn khá lên được. Ví dụ, đọc Harry Potter, bạn sẽ nhận ra nhiều từ vựng mới mẻ, cách xưng hô phương Nam đặc biệt (bồ – mình). Trong khi đó, Nguyễn Nhật Ánh lại chỉ cách miêu tả những câu văn dài nhưng vẫn vô cùng hấp dẫn,… 

Vậy nên nếu có ai đó bĩu môi chê bạn không đọc những quyển ABC phải đọc, đừng khoa trương văn vẻ mà làm gì, hãy múc lại nó bằng những bài viết hoàn hảo của mình.

trong-nghe-creator-loi-mon-suy-nghi-la-dieu-dang-so-nhat

Trong nghề creator, lối mòn suy nghĩ là điều đáng sợ nhất!

2.2 “Chiếm nghề” để diễn đạt nội dung của mình

Dù làm nghề đứng đường, chắc chắn bạn cũng sẽ bị bảo kê hoặc tú bà xài xể cách ăn mặc, cách “phục vụ” thượng đế. Tương tự, nghề creator cũng thế. Trước khi thành hình, idea của bạn sẽ từ từ trải qua một cuộc họp hành mổ xẻ tỉ mỉ của đồng nghiệp, cụ thể là designer, account và planner. Những ý kiến của họ đa số dựa trên kiến thức chuyên môn của lĩnh vực đang làm – những thứ họ rất rành.

Ví dụ: Brief design đầu tiên mà tôi làm ở Vân Tay Media là một visual manipulation cho một nhãn hàng thời trang. Ở thời điểm đó, tôi đã nghĩ mình phải làm một cái gì đó thật art, thật khác biệt và chọn cách thể hiện bằng kiểu ảnh double exposure. Tuy nhiên, dù idea có vẻ hay ho nhưng cuộc chiến với design là điều tôi lập tức phải đón nhận ngay sau đó. Lý do được phòng thiết kế đưa ra là:

  • Khách muốn dùng ảnh sản phẩm mình chụp nhưng bộ ảnh đó không phù hợp với kiểu thiết kế mà tôi đưa ra.
  • Kết cấu ảnh nếu làm theo đúng brief của creator thì sẽ lâm vào tình trạng rối rắm, không có bố cục rõ ràng, không nhìn rõ sản phẩm.
  • Brief quá cặn kẽ, không có không gian cho design sáng tạo nhưng lại không khả thi để thực hiện.

Chuyên môn của người khác chính là vấn đề của bạn: bạn không có công cụ hoặc không hiểu công cụ sẽ phục vụ cho tác phẩm của mình. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng stress liên tục cho chính mình và cản trở quá trình phát triển ý tưởng của creator. Vì vậy, tôi khuyên tất cả những ai đã, đang và sắp bước vào con đường này hãy học tập tất cả những phần mềm, công cụ nào sẽ góp phần hình thành nên idea, đó là:

  • Photoshop, AI
  • Khả năng lên kế hoạch của planner
  • Phân tích brief và style khách hàng của account

Tất cả những kiến thức đó có thể không phải là chuyên môn chính của bạn nhưng chúng sẽ giúp chúng ta hạn chế bổ não cho các ý tưởng không có tính thực tế, suy nghĩ sâu rộng hơn và tăng khả năng được approve. 

creator-hay-hoc-tap-mot-so-phan-mem-de-phuc-vu-cho-qua-trinh-phat-trien-idea

Creator hãy học tập một số phần mềm để phục vụ cho quá trình phát triển idea

3. Đừng nghe lời, hãy phản nghịch

Hậu quả từ câu chuyện ví dụ trên tôi đưa ra không dừng lại ở đó. Vì không thấu hiểu chuyên môn, creator rất dễ bị “chỉ đạo ngược”. Bây giờ có thể bạn chưa nhận ra nhưng khi đã dấn thân, với một người làm sáng tạo chân chính, bạn sẽ cảm thấy thật sự khó khăn khi phải chỉnh sửa sản phẩm của mình theo ý kiến của người khác, tệ hơn là để người khác suy nghĩ hộ. Cho đến khi kết quả cuối cùng, idea ban đầu đã không còn hình dạng và truyền tải được tinh thần mà bạn muốn đưa đến nữa, nó chỉ là một thứ gì đó chắp vá theo tình thế.

Nó có thể thoả mãn khách hàng, thoả mãn team-worker nhưng không còn là của bạn nữa.

Vì vậy, hãy tập tập và vận dụng thật nhiều công cụ bắt buộc phải vận dụng. Khi đã có nền tảng, bạn tự nhiên sẽ có bản lĩnh và kiến thức, luận cứ xác đáng để bảo vệ tác phẩm của mình. Sự phản nghịch lúc này không còn là vì cái tôi của bạn quá cao nữa mà nó thể hiện uy tín của một creator với công việc của bản thân.

Làm content là nghề tử thương vô số nhưng bù lại, nó hết sức thú vị và nhiều thử thách giới hạn chất xám não bộ lẫn… thiện tâm của bạn. Vì vậy, nếu có hứng thú, đừng ngần ngại lao vào chiến trường này!

Chi Chi