Ngày nay, marketing là một phần không thể thiếu đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, giữa hàng loạt các chiến lược marketing khác nhau, làm sao để biết được đâu là chiến lược hiệu quả? Trên thực tế, các doanh nghiệp chỉ chú trọng vào doanh thu mà quên mất, các giá trị khác cũng vô cùng quan trọng.

6 yếu tố để đánh giá hiệu quả marketing của doanh nghiệp sẽ được ERA tiết lộ trong bài viết sau. Đọc ngay!

6 yếu tố để đánh giá hiệu quả marketing của doanh nghiệp

Các yếu tố để đánh giá hiệu quả marketing của doanh nghiệp

1. Doanh thu

Một trong những thước đo thành công phổ biến nhất của một chiến dịch marketing chính là tổng doanh thu bán hàng. Để đánh giá sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp thì doanh thu có lẽ là yếu tố đầu tiên mà nhiều người hay nghĩ đến. Sau mỗi chiến dịch marketing, số lượng khách mua hàng của doanh nghiệp có tăng lên, tăng bao nhiêu % chính là những gì mà doanh nghiệp cần quan tâm.

Để có thể phân tích rõ ràng các yếu tố thành công/ thất bại của một chiến dịch, doanh nghiệp nên thống kê các số liệu:

  • Số lượng khách mua hàng trong một ngày, một tuần, một tháng và một năm trước khi thực hiện marketing.
  • Số lượng khách mua hàng trong một ngày, một tuần, một tháng và một năm sau khi thực hiện marketing. Trong đó:
  • Bao nhiêu khách hàng cũ đã tin tưởng quay lại tiếp tục sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp?
  • Bao nhiêu khách hàng mới biết đến và chọn mua sản phẩm của doanh nghiệp?
  • Tỷ lệ giữa khách hàng cũ và khách hàng mới là bao nhiêu?

Thống kê càng rõ ràng, chi tiết càng giúp doanh nghiệp hiểu được tình hình thực tế đối với doanh nghiệp của mình sau khi thực hiện các chiến dịch marketing này.

Doanh thu - yếu tố quan trọng đánh giá hiệu quả marketing của doanh nghiệp

Doanh thu – yếu tố quan trọng đánh giá hiệu quả marketing của doanh nghiệp

2. Các chỉ số truy cập website

Thông thường, các doanh nghiệp sử dụng các chiến dịch marketing trên website như chạy ads, tối ưu SEO… sẽ tập trung đo lường các chỉ số về truy cập website để đánh giá hiệu quả các chiến dịch của mình.

  • Lưu lượng truy cập website (traffic)

Lượng traffic của website đến từ nhiều nguồn khác nhau như organic traffic, social traffic, referral traffic…

Việc theo dõi lưu lượng truy cập website mỗi ngày, từ lúc bắt đầu chiến dịch marketing cho đến thời điểm kết thúc, so sánh với thời điểm trước đó,… sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá tổng thể về chiến dịch marketing mà mình thực hiện.

Bài liên quan:

 

  • Tỷ lệ thoát

Để đánh giá tổng thể hiệu quả marketing của doanh nghiệp, bên cạnh lưu lượng truy cập website thì tỷ lệ thoát cũng đóng vai trò quan trọng. Tỷ lệ thoát chính là số người thoát ra trong vài giây sau khi truy cập vào trang web trên tổng số người đã truy cập. Như vậy, nếu tổng traffic trong ngày của bạn là 100.000 traffic nhưng tỷ lệ thoát lên đến 90%, điều này đồng nghĩa với việc có đến 90.000 không hứng thú với trang web của bạn. Như thế, bạn cần xem lại chiến dịch marketing của mình, vì sao khách hàng lại thoát khỏi trang web (do nội dung không hấp dẫn, thiết kế website chưa bắt mắt,…).

Tỷ lệ thoát trên website cũng ảnh hưởng đến hiệu quả marketing

Tỷ lệ thoát trên website cũng ảnh hưởng đến hiệu quả marketing

  • Time on page

Kiểm tra thời gian người dùng ở trên website của bạn sẽ giúp bạn biết được website đã tốt hay chưa, các chiến dịch marketing có thật sự khiến người dùng tò mò và có hứng thú để dành thời gian tìm hiểu về doanh nghiệp của bạn hay không.

Nếu các chỉ số time on page quá thấp, doanh nghiệp cũng như đội ngũ marketing cần xem xét, kiểm tra lại các chiến dịch đã thật sự tạo nên sức hút hay chưa. Đặc biệt, nên kiểm tra các nội dung được đăng tải trên website cũng như các yếu tố tác động đến website của bạn.

Một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến tình trạng time on page giảm gồm có: tốc độ tải trang chậm, quảng cáo trên trang quá nhiều, thông tin trên trang không hữu ích, trang gặp lỗi kỹ thuật, trang không có hình ảnh…

Để khắc phục tình trạng giảm sút time on page, cần kiểm tra toàn diện “sức khỏe” website, từ bố cục, hiển thị, nội dung, phần kỹ thuật… để xác định website đang lỗi ở yếu tố nào.

Tham khảo:

3. Đánh giá của khách hàng

Khách hàng nghĩ gì về chiến dịch marketing của doanh nghiệp, khách hàng đánh giá như thế nào về doanh nghiệp của bạn,… cũng là những yếu tố mà chúng ta cần phải quan tâm. Việc khách hàng có những trải nghiệm tốt trên website không chỉ giúp bạn đánh giá được hiệu quả trong chiến dịch marketing mà còn giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng, khiến họ quay lại mua sản phẩm của doanh nghiệp trong những lần sau.

Để đo lường được đánh giá của khách hàng, doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều biện pháp khác nhau như bổ sung tính năng chấm điểm, review trên website; các chương trình làm khảo sát tặng quà tặng; chia sẻ trên fanpage kèm theo nhận xét về doanh nghiệp để nhận giảm giá cho lần mua hàng sau…

Cần chú ý xem khách hàng đánh giá như thế nào về sản phẩm và dịch vụ của mình

Cần chú ý xem khách hàng đánh giá như thế nào về sản phẩm và dịch vụ của mình

4. Chi phí đầu tư cho mỗi khách hàng

Chi phí để có một khách hàng được viết tắt là CAC (Customer Acquisition Cost). Thực hiện một chiến dịch marketing đủ tốt đồng nghĩa với việc, bạn đang tạo cơ hội cho chính doanh nghiệp của mình giảm thiểu mức chi phí đầu tư tìm kiếm được các khách hàng mới.

Ví dụ, thông thường doanh nghiệp cần bỏ ra khoảng 50% doanh thu để kêu gọi khách hàng đến mua sản phẩm. Sau khi thực hiện các chiến lược marketing, chi phí đầu tư CAC giảm còn 20-30% doanh thu. Như vậy nghĩa là bạn đã phần nào có được hiệu quả trong chiến dịch marketing của mình rồi đấy!

5. Các chỉ số trên trang mạng xã hội

Theo Statista, ước tính năm 2020 có 3,6 tỷ người đang sử dụng phương tiện truyền thông & mạng xã hội trên toàn thế giới. Con số này dự kiến ​​sẽ tăng lên gần 4,41 tỷ vào năm 2025.

Mạng xã hội được xem như mảnh đất màu mỡ với những ai muốn phát triển sản phẩm cũng như doanh nghiệp của mình bằng các hoạt động marketing. Theo thống kê của Buffer (năm 2019), 73% người làm marketing tin rằng những nỗ lực của họ thông qua marketing trên các trang xã hội đã mang lại hiệu quả rất cao cho các doanh nghiệp của họ.

Để đo lường hiệu quả của chiến dịch marketing trên mạng xã hội, thông thường các doanh nghiệp sẽ chia làm 3 nhóm chỉ số chính, cụ thể: chỉ số hiệu suất, chỉ số phân phối, chỉ số hành động.

  • Chỉ số hiệu suất

Chỉ số hiệu suất thường bao gồm nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, hai yếu tố quan trọng nhất chính là chi phí cho kết quả (CPR) và tỷ lệ chuyển đổi.

CPR sẽ giúp doanh nghiệp tính được cần phải chi trả bao nhiêu tiền cho mỗi kết quả (khách hàng mới truy cập/ bán được sản phẩm/…). Phần chi phí cho kết quả này sẽ được tính theo công thức: tổng chi tiêu cho quảng cáo/ số lượng kết quả.

Bên cạnh lượt tương tác thì tỷ lệ chuyển đổi cũng là một yếu tố mà doanh nghiệp quan tâm. Công thức đo lường tỷ lệ chuyển đổi là: số kết quả (số khách hàng – số sản phẩm bán ra)/ số lần hiển thị.

  • Chỉ số phân phối

Lượt hiển thị, tần suất trung bình người dùng vào trang mạng xã hội của bạn, CPM (Chi phí cho 1000 lần hiển thị) là các yếu tố được dùng để đánh giá hiệu quả marketing cho thương hiệu của bạn.

Mỗi tuần/tháng, bạn nên kiểm tra số lần trang mạng/quảng cáo của bạn xuất hiện, số lần trung bình một người đã xem quảng cáo của bạn cũng như mức phí bạn cần chi trả để đạt được 1000 lần hiển thị. Sau đó, nên kiểm tra với các tuần/tháng trước đó. Nếu lượt hiển thị và tần suất tăng, CPM giảm thì chứng tỏ, doanh nghiệp đã phần nào đạt được hiệu quả trong các chiến dịch marketing đã và đang thực hiện.

  • Chỉ số hành động

Một trong những yếu tố cần quan tâm khi theo dõi chỉ số hành động chính là lượng tương tác trên các trang mạng xã hội. Lượng tương tác có thể bao gồm các lượt like, bình luận, chia sẻ bài viết, nhắn tin cho fanpage… Tùy theo mục đích của trang mạng xã hội mà các chỉ số về lượt tương tác sẽ khác nhau.

Ngoài ra, chúng ta cũng nên thường xuyên cập nhật số lượt thích/theo dõi trang, CTR – Tỷ lệ phần trăm số người nhìn thấy quảng cáo của bạn và thực hiện nhấp chuột liên kết vào quảng cáo, CPC – mức phí trung bình cho mỗi lần nhấp vào link quảng cáo… để chắc chắn các chỉ số hành động có tốt hay không, cần cải thiện các yếu tố nào…

6. Độ phủ sóng của doanh nghiệp

Độ phủ sóng của doanh nghiệp trên thị trường cũng phần nào quyết định hiệu quả marketing của doanh nghiệp. Nếu bạn đã đưa ra các chiến lược marketing đủ tốt và thực thi thành công các chiến lược này, doanh nghiệp của bạn sẽ có thị phần ngày càng mở rộng trên thị trường.

Thông thường, độ phủ của doanh nghiệp được theo dõi dựa trên hai chỉ số: Number Distribution – ND (Chỉ số đo lường mức độ phân phối hay có mặt của sản phẩm tại các điểm bán trên thị trường) và Weighted Distribution – WD (Chỉ số tính mức độ hiệu quả của kênh phân phối dựa trên mức độ bán hàng của điểm bán).

Để các chỉ số ND và WD đều ở mức tốt như kỳ vọng, doanh nghiệp nên đào tạo đội ngũ sales thật bài bản, đưa ra nhiều chiến lược marketing, thường xuyên khảo sát, thăm hỏi tình hình các điểm bán hàng…

Thị phần doanh nghiệp trên thị trường cũng vô cùng quan trọng

Thị phần doanh nghiệp trên thị trường cũng vô cùng quan trọng

Nếu doanh nghiệp của bạn đã áp dụng nhiều chiến lược marketing khác nhau nhưng không mang lại hiệu quả, liên hệ cho ERA ngay hôm nay bạn nhé! Hơn 4 năm trong ngành, chúng tôi đã giúp hơn 100 SMEs tăng doanh thu và tỉ lệ chuyển đổi nhờ vào việc sử dụng tiếp thị nội dung để truyền thông tốt điểm khác biệt và cá tính thương hiệu đến với khách hàng.

Hãy kết nối ngay với ERA để được nhận tư vấn và báo giá!

------

ERA Content Marketing - Giải pháp Inbound marketing/Content marketing đa kênh

Thấu hiểu và thực thi hiệu quả