Trải nghiệm tốt nhất trên giao diện mobile

Một số định nghĩa trong Content Marketing thường gây nhầm lẫn:

  • Content direction
  • Creative content
  • Social content
  • Visual content
  • Graphic content

1. Content direction

Content direction là định hướng nội dung để phát triển tất cả các hoạt động triển khai nội dung tổng thể cho một chiến dịch marketing trên diện rộng hoặc trong 01 giai đoạn nào đó. 

1. Content direction

Một hệ thống content direction cụ thể và khả thi sẽ bao gồm các thành tố: 

  • Target Audience: xác định khách hàng mục tiêu
  • Customer Insight: mong đợi từ bên trong của nhóm khách hàng mục tiên
  • Content type: các dạng thể hiện nội dung như văn bản, hình ảnh, video, podcast, infographic,…
  • What: những nội dung nào phù hợp với Target Audience
  • Ideas: ý tưởng đưa ra để phát triển chiến dịch

1. Content direction

Việc định hình và có xác định bộ content direction là gì ngay từ đầu sẽ giống như tạo ra một kim chỉ nam, một bộ khung cho việc phát triển các nội dung chính xác đưa đến cho target audience. 

2. Creative content

Creative content là đội ngũ chuyên nghiệp, đầu tư thời gian, công sức vào từng sản phẩm nội dung, sáng tạo các nội dung mới đầy chất lượng, tinh túy, ấn tượng. 

2. Creative content

Một sản phẩm creative content chất lượng sẽ đảm bảo được cả hai yếu tố: người đọc lẫn công cụ tìm kiếm đều cảm thấy hay.

  • Người đọc thích thú vì nội dung hấp dẫn, thú vị. Có thể nội dung bạn truyền tải không mới nhưng cách truyền tải mới lạ, hình thức độc đáo sẽ mang lại những hiệu ứng tuyệt vời.
  • Công cụ tìm kiếm đánh giá cao chất lượng nội dung tuân thủ những quy định, tiêu chí đánh giá của nó. Bạn có thể tìm hiểu trước về các tiêu chuẩn và công cụ đánh giá nội dung trước khi bắt tay triển khai một sản phẩm.

3. Social content

Social content chính là các nội dung được đăng tải qua kênh mạng xã hội, được quyết định bởi tính năng của nền tảng/kênh được chọn sử dụng trong chiến lược/chiến dịch (ví dụ: bạn sử dụng Facebook, Twitter, Youtube, Tumblr… hay tất cả) và hành vi trên mạng xã hội (social behaviors) của khách hàng.

4. Visual content

Visual content là dạng thể hiện nội dung một các trực quan, sinh động và thu hút thị hiếu hơn. 

4. Visual content

Phần lớn khách hàng đều thích hình ảnh hơn chữ viết, một hình ảnh sẽ dễ dàng thu hút và tiếp cận người đọc hơn một bài viết dài dòng. Đó là lý do các doanh nghiệp thường tập trung rất nhiều vào việc phát triển visual content trên các website và kênh mạng xã hội – nơi lượng tương tác dành cho visual content luôn cao vượt bậc so với những nội dung thuần chữ thông thường.

5. Graphic content

Graphic content tập trung xử lý các dạng nội dung mang tính đồ họa cao, thể hiện ý tưởng qua các hình ảnh trực quan và phân tích vấn đề sinh động bằng hình khối. Đây chính là công việc thường xuyên của các designer – người thiết kế và tạo ra những nội dung đồ họa thu hút và đáp ứng nhu cầu của một nhóm khách hàng cụ thể.

5. Graphic content

Graphic content vẫn thể hiện nội dung cụ thể, nhưng lại thay đổi phương thức biểu đạt từ con chữ sang hình ảnh để nội dung được sinh động và bắt mắt hơn. Nếu visual content tập trung vào làm đẹp và thị hiếu với nhiều dạng hình ảnh thì graphic content chủ yếu phát triển đến tính sinh động, hình khối rõ nét hơn.

Chúc mừng bạn đã hoàn thành bài học “5 định nghĩa phải biết trong Content Marketing”. Hãy thử xem mình đã hiểu hết về bài học chưa nhé!

1. Một hệ thống content direction cụ thể và khả thi sẽ bao gồm các thành tố nào?

  • Content type, Customer Insight, What, Ideas
  • Customer Insight, Content type, What, Target Audience
  • Ideas, Customer Insight, Content type, Target Audience
  • Target Audience, Customer Insight, Content type, What, Ideas

2. Một sản phẩm creative content chất lượng cần đảm bảo bao nhiêu yếu tố?

  • 2
  • 3
  • 4
  • 5

3. Sáng tạo content trên Youtube là social content, đúng hay sai?

  • Đúng
  • Sai

4. Visual Content và Graphic content có giống nhau hay không?

  • Không

5. Graphic content chủ yếu phát triển:

  • Tính sinh động, hình khối rõ nét
  • Làm đẹp và thị hiếu
  • Cả 2 ý trên
  • Không ý nào ở trên