Email marketing – Vài điều cơ bản cần biết
Khi nhắc đến email, có nhiều người cho rằng công cụ truyền tải thông tin này đã… hết thời vì có rất nhiều ứng dụng chat không những đáp ứng tốt nhiệm vụ truyền tải thông tin của email mà còn nhanh hơn, tiện lợi hơn, được nhiều người yêu thích hơn.
Tùy vào mục đích của người dùng, email vẫn còn đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình giao tiếp hành chính. Đặc biệt, email marketing còn được các doanh nghiệp sử dụng như một kênh truyền thông hiệu quả, giúp tiếp cận khách hàng tiềm năng, thậm chí là duy trì sự sống còn của công ty, các chiến dịch này gọi là email marketing. Đây cũng là lý do tại sao ngày càng có nhiều dịch vụ email cho doanh nghiệp ra đời
Trong bài viết này, ERA sẽ cùng bạn tìm hiểu một vài điều cơ bản của email marketing nhé!
1. Email marketing là gì?
Bạn có từng nghe nhắc đến email marketing?
Đầu tiên, chúng ta cần phải phân biệt, email marketing không phải là gửi mail dồn dập như spam, cũng không như cách bạn lưu thông tin liên lạc của bạn học cũ trong danh bạ và chỉ liên lạc với họ khi có việc cần giúp đỡ.
Email marketing dung hòa giữa hai hình thức đó, bạn cần thu thập danh sách những người thật sự cần thông tin trong mail và duy trì liên lạc xuyên suốt, đúng thời điểm. Thu thập thông tin liên lạc của khách hàng (cụ thể là email) thật không dễ dàng chút nào nhưng nếu được sử dụng đúng cách, email marketing sẽ trở thành công cụ tạo lập, duy trì mối quan hệ với khách hàng và công cụ tạo ra lợi nhuận.
Email marketing không phải là spam
Vậy, email marketing là gì?
Email marketing là quá trình nhằm vào đối tượng mục tiêu và khách hàng của bạn thông qua việc gửi email. Quá trình này giúp tăng giá trị chuyển đổi bằng cách cung cấp cho người đăng ký (subscribers) những thông tin có giá trị, thỏa mãn nhu cầu mà họ đang tìm hiểu.
Một số thống kê thú vị về email marketing (* Theo Hubspot)
- 86% các chuyên gia marketing cho biết rằng email là kênh giao tiếp ưa thích của họ.
- 60% marketer tin rằng tiếp thị qua email tạo ra ROI tích cực.
- Tỷ lệ mở mail email ở nhóm B2B cao hơn 47% so với B2C.
- 90% người dùng email kiểm tra hộp mail hàng ngày.
- 78% người tiêu dùng hủy đăng ký (unsubscribe) khi nhận được quá nhiều email của một thương hiệu.
- Người đăng ký nhận tin (subscribe) có khả năng chia sẻ nội dung họ nhận được cao hơn gấp 3 lần so với những người khác.
- Hiện nay có hơn 3,8 tỷ người dùng email trên toàn thế giới.
- Gửi email mang lại hiệu quả gấp 40 lần so với Facebook và Twitter cộng lại.
2. Khi nào cần sử dụng email marketing?
Có rất nhiều lý do và thời điểm để bạn quyết định triển khai chiến lược email marketing. Sau đây là một số trường hợp thông dụng nhất:
- Xây dựng mối quan hệ với khách hàng: thông qua sự tương tác trong email với nội dung email được cá nhân hóa tối đa (như của một cá nhân gửi cho một cá nhân, giúp cho người nhận cảm thấy email được viết riêng dành cho mình).
- Tăng nhận diện thương hiệu: giữ cho thương hiệu và sản phẩm/ dịch vụ của bạn luôn ở trong tâm trí của khách hàng với tần suất gửi mail hợp lý (xin nhắc lại, không spam).
- Quảng cáo: email có nội dung giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ mới, khuyến mãi… hoặc các thông tin hữu ích mà khách hàng tiềm năng đang cần đến.
- Tạo khách hàng tiềm năng: kêu gọi khách hàng đăng ký nhận email, xin phép thu thập thông tin liên lạc của họ và duy trì gửi tin tức mà họ quan tâm.
- Nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng:sau khi khách hàng đăng ký nhận mail, chiến lược email marketing giúp bạn duy trì liên lạc với họ.
Tùy vào mục đích, bạn có nhiều thể loại chiến lược email marketing để lựa chọn
3. Các bước tạo email marketing
Sẽ thật tồi tệ nếu không có chiến lược email marketing rõ ràng, vì email của bạn có nguy cơ cao lạc trôi trong hàng chục, thậm chí là hàng trăm chiếc mail mà khách hàng nhận được hàng ngày. Hay trong trường hợp xấu nhất, mail bạn gửi còn chẳng được nằm trong mục Inbox mà đi thẳng vào mục Spam.
Để thu hút sự chú ý của người nhận, tạo ra sự tò mò, thích thú để họ mở thư ra đọc, bạn không chỉ cần thiết kế email marketing đẹp mà còn phải lập chiến lược rõ ràng.
3.1 Xác định đối tượng tiềm năng
Cũng giống như cách bạn tạo bất kỳ chiến lược marketing nào, đầu tiên hãy xác định đối tượng tiềm năng. Khoanh vùng, tìm hiểu xem họ là ai, sở thích như thế nào… họ đang cần gì và những thông tin nào phù hợp.
3.2 Xác định mục tiêu
Để đưa ra mục tiêu chính xác, bạn cần thu thập và nghiên cứu số liệu thống kê liên quan đến email và ngành kinh doanh của bạn.
Số liệu thống kê tỉ lệ mở mail trung bình trong các lĩnh vực (theo Hubspot)
3.3 Kêu gọi đăng ký nhận email như thế nào?
Bằng cách nào đó, bạn đã có trong tay danh sách email của khách hàng có nhu cầu nhận email marketing. Nhưng làm sao để luôn có người đăng ký? Hãy tăng cường cung cấp các thông tin chất lượng, uy tín, hữu ích và lồng ghép call-to-action đăng ký email. Theo thời gian, sau khi khách hàng được nuôi dưỡng liên tục bằng những nội dung đó, thì sẽ có người đăng ký nhận mail của bạn. Hãy kiên nhẫn!
3.4 Lựa chọn chiến dịch email marketing phù hợp
Có một số chiến dịch email marketing điển hình như:
- Email giao dịch: xác nhận đơn hàng, thanh toán thành công, cập nhật tình trạng đơn hàng…
- Email quảng cáo: giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ mới, chương trình khuyến mãi, thương hiệu…
- Email duy trì quan hệ: gửi bảng tin định kỳ với những bài blog hữu ích…
Tùy vào mục đích và thời điểm, bạn sẽ lựa chọn các chiến dịch email marketing khác nhau. Trong trường hợp chưa thật sự chắc chắn, bạ hoàn toàn có thể liên hệ các dịch vụ email cho doanh nghiệp để được tư vấn.
3.5 Lên lịch
Bạn muốn gửi email với tần suất như thế nào? Hãy xác định và thông báo trước cho những khách hàng đăng ký nhận mail để họ biết được kế hoạch. Bằng cách này, người nhận mail sẽ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.
3.6 Đo lường kết quả
Bước cuối cùng, và không kém phần quan trọng: hãy dành thời gian đo lường kết quả của chiến dịch email marketing. Nếu sử dụng dịch vụ do các nhà cung cấp dịch vụ email marketing của các đơn vị uy tín, bước này sẽ được tổng hợp rất kỹ càng, kèm theo đó là kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp.
Công tác đo lường giúp bạn kịp thời điều chỉnh chiến dịch email marketing phù hợp với tình hình thực tế
Bạn cần chú ý các số liệu sau:
- Tỉ lệ gửi mail thành công
- Luôn kiểm tra xem email của bạn có áp dụng các phương pháp tránh bị đánh giá mail spam hay chưa?
- Thường xuyên kiểm tra và xóa những email không còn hoạt động (gửi không thành công vào những lần trước).
- Tỉ lệ gửi mail thành công
- Tỉ lệ mở mail
- Tối ưu hóa tiêu đề (title) email với độ dài hợp lý, sử dụng từ ngữ thu hút.
- Test và điều chỉnh thời gian gửi mail phù hợp, xem thời gian nào người nhận mở mail nhiều nhất.
- Tỷ lệ nhấp (CTR) là phần trăm số người nhấp vào CTA của bạn
- Kiểm tra thông tin (đặc biệt là thông tin khuyến mãi, mời mua hàng) còn hiệu lực vào thời điểm gửi mail hay không.
- Hãy thử các loại CTA khác nhau để xem loại nào người dùng click vào nhiều nhất.
- Tỉ lệ người hủy đăng ký email
- Khi bị hủy đăng ký email, bạn cần xem xét lại nội dung email có phù hợp với định vị thương hiệu và nhu cầu của người nhận hay không.
>> Đọc thêm: 21 chỉ số mà mọi chiến dịch email marketing cần phải đo lường
Hy vọng với một số thông tin trên, bạn đã có được cái nhìn tổng quát về email marketing. ERA sẽ tiếp tục cập nhật các bài viết liên quan đến chủ đề này, bao gồm tổng hợp các tips để triển khai chiến dịch content marketing, bí quyết chọn dịch vụ email cho doanh nghiệp…
Nguồn: blog.hubspot.com
------
ERA Content Marketing - Giải pháp Inbound marketing/Content marketing đa kênh
Thấu hiểu và thực thi hiệu quả
Đặt lịch cà phê với chúng tôi để được tư vấn cụ thể: 0919 100 075 (Ms. Yến)
Email: hello@eracontent.marketing