Thời gian 2020-2021 là thời gian vàng để các doanh nghiệp nhìn ra tiềm năng và buộc phải thực hiện chiến dịch inbound marketing khi các chiến dịch khác hầu như bị ngưng đọng. Nhưng không phải ai nhìn thấy tiềm năng thì cũng triển khai. Bởi họ gặp nhiều nguyên nhân. 

1. 3 nguyên nhân bạn chưa triển khai inbound marketing

Đứng dưới góc độ của một người làm trong ngành content hơn 7 năm, ERA có thể hiểu những lý do khiến cho doanh nghiệp nhìn thấy tiềm năng của việc triển khai kế hoạch inbound marketing nhưng vẫn bỏ qua. 

1.1. Lâu thấy kết quả

Có thể chúng ta đã quen với việc lên kế hoạch truyền thông và quảng cáo hơn là kế hoạch dài hạn như chiến dịch inbound marketing

Khi đưa ra chiến dịch quảng cáo, doanh nghiệp nhìn thấy ngay, có thể trong 1-2 giờ hoặc 1-2 ngày testing, và có thể lập tức thay đổi hay đổ tiền vào các chiến dịch hiệu quả. 

Với inbound marketing, khi đã lên kế hoạch, thì nếu doanh nghiệp kiên trì theo hoạch định đó, có thể mất 1 năm để nhìn thấy thành quả. 

1.2. Chưa đo lường đầy đủ

Với các chiến dịch quảng cáo, chúng ta đã quen với các metric như số tiếp cận, số tương tác, số inbox, số cuộc gọi, …

Nhưng với inbound marketing, chúng ta chưa có các chỉ số đo lường phù hợp, nên chúng ta khó chịu với các con số mơ hồ như số lượng bài viết và số ngân sách đã tiêu tốn cho nhân lực thực thi. 

1.3. Thực thi bị gián đoạn hoặc không thống nhất

Với B2B, các kênh inbound ít có cơ hội sáng tạo và bay nhảy hơn các loại hình kinh doanh khác, nên các nhân lực thực thi sẽ dễ chán nản và nhảy việc sau 1 thời gian thực thi. 

Khi chưa có guideline thống nhất, các nhân sự khác nhau sẽ triển khai theo cách khác nhau. Và việc thiếu chuyển giao hay khác biệt trong cách thực thi dẫn đến không thấy sự liên kết và kết quả rời rạc. 

Khi có cái hiểu sâu xa hơn thì chúng ta hãy cùng nhìn lại xem thực sự inbound marketing mà chúng ta biết có cần thiết không và nếu có thì triển khai như thế nào cho hiệu quả. 

2. Định nghĩa Inbound marketing dễ hiểu nhất

Là chiến dịch marketing 

tự quảng bá bản thân doanh nghiệp 

thông qua các giá trị hữu ích của doanh nghiệp 

cho tệp khách hàng tiềm năng

bằng chất giọng riêng của doanh nghiệp

trên các nền tảng mà doanh nghiệp sở hữu. 

Vậy có thể thấy điểm khác biệt lớn nhất giữa inbound và outbound là inbound sẽ thu hút các nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng tự tìm đến thương hiệu thông qua các công cụ search và mạng xã hội nơi có tệp khách hàng tiềm năng ở đó. 

Khi đó, thương hiệu chỉ cố gắng đưa ra các điểm chạm ở hành trình khách hàng thay vì phải đi quảng bá ở một nơi đông người và chưa chắc nơi đó 100% là khách hàng tiềm năng. 

Chiến dịch inbound marketing giúp thu hút đúng tệp khách hàng tự tìm đến còn outbound marketing là cố gắng quảng bá và tìm kiếm tệp khách hàng tiềm năng. 

Với các nội dung và format khác nhau, inbound marketing diễn giải một cách rõ ràng, chi tiết và đưa thông điệp truyền thông vào đúng nhóm đối tượng hơn, cắt giảm lãng phí từ quảng cáo. 

Nhưng nói vậy không có nghĩa là bạn phải từ bỏ quảng cáo nha. Chỉ là bạn đang có thêm kênh để truyền tải và tăng khả năng được tìm thấy bởi khách hàng tiềm năng, một cách trực tiếp. 

Và nếu doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh dịch vụ / sản phẩm cần nhiều cách giải thích và thuyết phục khách hàng khác nhau (từ người tìm hiểu đến người mua hàng, người quyết định và người dùng thực sự) thì bạn thực sự cần đến inbound marketing. 

Đặc biệt là các doanh nghiệp về công nghệ, sản phẩm kỹ thuật, dịch vụ , … phức tạp, khó thuyết phục, … đều cần rất nhiều nội dung. 

Một điều basic nhưng cần nhiều nỗ lực từ team marketing là làm sao để chi tiết nhất có thể về đối tượng đọc. Hiểu về họ như thể người yêu thì mới có thể lên các nội dung đúng chỗ họ ngứa. 

Và B2B cần nhiều hơn 1 nhóm đối tượng. Như đã nói ở trên. Bạn cần viết cho:

  • Người tìm hiểu, thường sẽ là trợ lý hoặc các bạn phòng marketing. 
  • Người lọc báo giá, thường sẽ là phòng mua hàng. 
  • Người quyết định, thường sẽ là các sếp. 
  • Và người thực sự sử dụng, có thể là sếp, sales, marketer, toàn bộ nhân viên, IT, … 

Vì có nhiều nhóm đối tượng cần biết, hiểu và thích dịch vụ của bạn, nên việc tìm ra mục tiêu cho inbound marketing cũng sẽ tuỳ vào doanh nghiệp và tuỳ vào nhóm đối tượng. Phải đi sâu và chi tiết hơn vào từng nhóm đối tượng để có thể đặt ra các objective phù hợp. 

Ví dụ, với nhóm marketer, họ cần subscribe email hoặc tải eBook. Với nhóm mua hàng họ phải nhìn thấy lợi ích nhận về so với giá bỏ ra, họ cần bảng so sánh giá, file báo giá, và hành động của họ là tải file báo giá, …

Chính bởi vì viết cho từng nhóm đối tượng nên inbound marketing sẽ rất rõ ràng về ngữ cảnh, đó là điểm cộng trong tìm kiếm và gạn lọc thông tin, dẫn đến quyết định mua hàng từ người dùng. 

3. Triển khai chiến dịch inbound marketing hiệu quả cho doanh nghiệp B2B

3.1. Mục tiêu 

Quay trở lại từ đầu thì cho dù bạn làm marketing theo kiểu nào thì mục tiêu chính yếu vẫn là khách hàng. Tìm kiếm khách hàng để tăng trưởng doanh thu và phát triển doanh nghiệp. Nếu mọi nỗ lực của bạn không dẫn đến khách hàng thì đều vô nghĩa và không phù hợp. 

Với inbound marketing thì ngoài mục tiêu đó, bạn còn phải làm đầy tình yêu của khách hàng đối với bạn thông qua những giá trị mà bạn trao cho họ bằng nội dung. 

3.2. Cách truyền tải

Truyền tải bằng nội dung và truyền tải trực tiếp đến đối tượng đọc thông qua những câu hỏi mà họ có thể đặt ra trong hành trình mua hàng của họ. Đặc biệt các câu mà họ vướng mắc mà chưa được các bên khác giải thích hợp lý. 

Nội dung có thể bao gồm: bài viết SEO, bài viết longform, bài eMagazine, email marketing, eBook, template, video, audio, flashcard, white paper, hoạt hình, gif, infographic, …

3.3. Mức độ hiệu quả của chiến dịch inbound marketing

Khi cùng đầu tư vào một ngân sách cụ thể thì inbound marketing mang về hiệu quả gấp 3 lần so với outbound marketing (số liệu từ trang penguinstrategies.com)

Bạn có thể đã quen với hình này khi thiết kế một chiến lược marketing. 

Với outbound marketing thì bạn sẽ tập trung nhiều vào giai đoạn awareness, còn inbound marketing thì sẽ dễ dàng đi cả 3 hành trình này của khách hàng. 

3.4. Thiết kế một chiến dịch inbound marketing

Đây là một ví dụ về chân dung khách hàng khác

a. Chân dung khách hàng

Chân dung khách hàng như nói ở trên, với B2B mình sẽ chia ra làm nhiều chân dung khách hàng, và mỗi chân dung cố gắng đào sâu nhất có thể, chi tiết nhất có thể. 

Càng hiểu rõ về khách hàng càng dễ có ngôn từ và cách viết thuyết phục. 

Không thể dùng ngôn ngữ dành cho mẹ bỉm sữa để viết cho các nhà khoa học. Và ngược lại. 

Các câu hỏi bạn thường sẽ hỏi trong một chân dung khách hàng

  • Họ là ai?
  • Họ làm gì?
  • Họ ở đâu?
  • Họ biết đến sản phẩm / dịch vụ này qua đâu?
  • Họ có nỗi đau gì?
  • Họ đã giải quyết bằng cách nào và có hiệu quả?
  • Họ sử dụng internet thế nào?
  • Họ lắng nghe ai?
  • Họ nghĩ gì?
  • Họ có quyền quyết định không?
  • Họ có tác động đến quyền quyết định không?
  • Thử thách và rào cản của họ là gì?
  • Mục tiêu của họ ra sao?

Và bạn có thể tìm hiểu thêm về cách thiết kế chân dung khách hàng qua bài viết về empathy map của ERA

Đây là một ví dụ về chân dung khách hàng khác

Chừng nào hình ảnh của khách hàng rõ như ban ngày trong tâm trí bạn và trong tâm trí tất cả các nhân sự triển khai chiến dịch inbound marketing thì khi đó họ có thể làm tốt nhất nhiệm vụ truyền thông bằng nội dung. 

b. Chiến lược triển khai 

Khi đã thấu hiểu chân dung khách hàng rồi, bạn cần phải hiểu khách hàng tiềm năng sẽ thích và nghe theo một thương hiệu như thế nào. 

Khắc hoạ hình ảnh mà họ yêu mến thông qua ngôn từ, hình ảnh và cá tính của thương hiệu bạn. 

Bạn cần có content guideline, thống nhất toàn bộ nội dung hay còn gọi là phát ngôn của doanh nghiệp trên các kênh mà bạn sở hữu. 

Điều đó có nghĩa là, khi bạn hình dung ra khách hàng, hay có thể ví von là người yêu trong mộng rồi, thì bạn phải tự biến mình thành hoàng tử, người mà công chúa kia có thể thích. 

Bạn có thể tham khảo ở đây về content guideline của ERA

Lưu ý, guideline là cái duy nhất giúp thương hiệu nhất quán dù cho bạn có thay đổi người thực thi. 

Một số điều bạn cần lưu ý khi xây dựng chiến lược cho chiến dịch inbound marketing của mình

  • Tập trung vào ngách trước, sau đó mới mở rộng thay vì chọn đi tệp mass. 
  • Tập trung vào vấn đề của khách hàng và hãy để họ thấy bạn có giải pháp thực sự hữu ích và khả thi dành cho họ. 
  • Tìm văn phong của riêng bạn, phải thể hiện doanh nghiệp hoá, phải khác biệt. Nếu không thể tìm thấy sự khác biệt trong nội dung, hãy tìm trong cách thể hiện, trong hình ảnh, trong kịch bản, … Vì suy cho cùng, vẫn là người đọc đi tìm sự đồng điệu. 
  • Lên kế hoạch để chăm sóc mối quan hệ giữa bạn và người dùng cho đến khi họ đi đến quyết định mua hàng. Nếu bạn bám đuổi họ, hãy khéo léo và đừng để họ cảm thấy bị làm phiền. Tức là hãy tạo thiện cảm cho tới cùng nhé. 
  • Chiến lược đừng làm 1 lần rồi mãi mãi không nhìn lại. Trong quá trình triển khai, nếu có thể thay đổi hay bổ sung gì, bạn có thể cập nhật vào plan chung. 
  • Luôn luôn tìm kiếm và bổ sung vào nội dung bạn đang có. Google thích tính cập nhật, và người dùng cũng vậy. 
  • Các nội dung phải liên quan và có tính tiếp nối, kế thừa. 
  • Tận dụng quảng cáo để đưa những nội dung giá trị nhất đến nhiều người hơn. Hữu xạ tự nhiên hương cũng cần một cơn gió tiếp tay. 
  • Dấu hiệu của một chiến lược đúng đắn 
  • Kênh của bạn là một nơi thú vị và hữu ích. Content-driven là những gì mà inbound marketing chú trọng. Nội dung của bạn phải dễ được chia sẻ, dễ nhớ, gần gũi khi nói về giải pháp. 
  • Quá thấu hiểu người mua. Nơi đây, người mua tìm thấy mọi câu trả lời cho vấn đề họ tìm kiếm. 
  • Biết dùng đòn bẩy quảng cáo đúng lúc. Để push những nội dung hữu ích mà người dùng đang tìm kiếm. 
  • Mời gọi chứ không khoe mẽ. Inbound marketing cần ngắn gọn và thân thiện. Tập trung giải quyết vấn đề cho người đọc thay vì tự ngân nga về bản thân quá nhiều. 
  • Có phương pháp theo dõi hàng ngày. Không trông chờ vào phép màu, mà bạn phải theo dõi, ghi nhận và đánh giá để thay đổi hàng ngày. 
  • Chịu nghiên cứu và áp dụng cái mới. Có rất nhiều công cụ được sinh ra để bạn đơn giản hoá quá trình làm và triển khai chiến dịch inbound marketing. Bạn  cần nghiên cứu và áp dụng công nghệ vào để phát triển nhanh hơn. 
  • Dẫn đường đến hoàn thành đơn hàng. Có rất nhiều website không cần sales gọi điện để giải thích và chốt đơn. Nội dung và cách flow dẫn dắt mua hàng có thể làm được hết. Nó tiết kiệm cho bạn rất nhiều. 
  • Nghiên cứu nội dung và format cho từng giai đoạn 

Lưu ý đây là gợi ý chung, có thể cần thay đổi ở một số nhóm ngành và điểm cụ thể.

Giai đoạn 1: Attract

Từ unaware sang aware là giai đoạn đầu tiên nhằm thu hút đối tượng khách hàng mục tiêu. 

Bạn có thể dùng các công cụ để tìm về xu hướng mà nhóm đối tượng đang quan tâm, đọc các report hay thậm chí theo dõi đối thủ cạnh tranh. Bạn có thể tìm trên Google, Quora, Social hay các group trên facebook. 

Chọn lọc ra top các quan tâm mục tiêu từ đối tượng khách hàng, sau đó đi các nội dung giải quyết các quan tâm đó trên các kênh.  

Blog

Ở giai đoạn này, bạn có thể chọn blog làm kênh chủ đạo. Website là kênh đổ traffic về và cũng là nơi có thể đo lường và bám đuổi người dùng hiệu quả nhất (ở giai đoạn này). 

Bạn cần content mapping và lần lượt đưa ra nội dung để fill đầy mapping đó của người dùng. Càng đầy đủ, chi tiết càng dễ nhận được sự tin cậy của người dùng.

Mỗi bài viết cố gắng trả lời được tối thiểu 1 câu hỏi mà người dùng hay hỏi. Nếu tốt hơn, bạn có thể viết bài từ A-Z. 

Bạn cần biết là khi người dùng search trên Google thì họ không chỉ đọc thông tin trên website của bạn mà có thể họ sẽ đọc 10-20 bài đầu tiên mà họ tìm được. Để lấy được lòng tin của người dùng, bài viết phải đầy đủ, khoa học, chi tiết và dễ nhớ thông qua văn phong hay hình ảnh. 

Bạn cũng biết, sẽ có rất nhiều bài viết copy lẫn nhau và viết na ná nhau, nếu bạn vượt qua khỏi các bài viết đó, không chỉ Google sẽ cho bạn một thứ hạng cao hơn mà người dùng cũng thích tìm về trang của bạn để đọc hơn. 

Tần suất bài viết tối thiểu nên có là 2 bài/ tuần. Bài viết tối thiểu 700 từ và được sắp xếp khoa học về cấu trúc nội dung. 

Những người làm chuyên môn thường dành thời gian để nghiên cứu nội dung trên các blog khá nhiều. Hoặc các diễn đàn (ngày xưa, bây giờ ít phổ biến). 

Trên các nội dung cần tính liên kết, có thể kéo người đọc đọc thêm nội dung liên quan và dẫn họ vào việc để lại thông tin. 

Blog phải kết hợp với SEO, và phải có chiến lược cho các call to action. Nếu không thì dù bạn viết cả ngàn nội dung thì chưa chắc bạn có thể được tìm thấy. 

Với blog, bạn cố gắng đưa ra nhiều biến thể càng nhiều càng tốt. Một nội dung bạn có thể biến thành nhiều biến thể như bài đăng social, eBook, flashcard, audio, …

chien-dich-inbound-marketing-va-outbound-marketing

Nội dung bài blog được chuyển thể thành dạng flashcard

Tiết kiệm thời gian và chất xám của team thực thi. 

Social 

Đây là những kênh không kém quan trọng trong inbound marketing. Giai đoạn này, ngoài việc tăng tương tác thì bạn phải cố gắng kéo người đọc về website bằng cách share link và dẫn traffic. Càng nhiều người click vào link càng tốt. 

Vận dụng hashtag và đừng để nhiều hashtag quá. Để khi người dùng tìm kiếm trên social, họ có thể thấy bạn và những bài viết chung hashtag đó. Chắc rằng những bài share link sẽ có cùng tối thiểu 1 hashtag. 

Giai đoạn 2: Convert

Mọi dẫn dắt của bạn với dụng ý đưa đến giai đoạn convert là phải được tính toán trước. Với nhiều nhóm đối tượng khác nhau bạn phải có hành trình riêng cho họ. Có thể đo lường bằng cách cho lựa chọn nhóm đối tượng, các dịch vụ họ cần ở tại các lead form. 

Phải cho người dùng quyền lợi và lợi ích trước khi muốn họ làm gì đó. Các thông tin miễn phí và hữu ích là cần thiết. Các tài liệu, thống kê trong ngành, xu hướng, … có thể là cái mà người đọc cần. 

Đảm bảo các tài liệu này được viết đúng, khoa học, có chuyên môn, từ người chuyên gia và được soạn thảo bài bản, đẹp mắt và xứng đáng được chia sẻ. 

Giai đoạn 3: Close

Email marketing có thể là chìa khoá của giai đoạn này. Vừa mang tính gợi nhớ, vừa nhắc nhở và vừa lôi kéo người dùng hoàn thành hành trình của mình bằng việc mua hàng. 

Chuẩn bị sẵn các nội dung thu hút và cá nhân hoá thay vì sử dụng các template. 

Những nội dung riêng biệt chỉ cho khách hàng sẽ được gửi kèm theo các ưu đãi nếu tái mua hàng hoặc giới thiệu cho khách hàng mới. 

Những email nên ngắn gọn và trực tiếp. Tối đa 200 từ, có thể bao gồm hình ảnh nhưng hạn chế. 

Giai đoạn 4: Delight 

Một giai đoạn hay ho mà khi sử dụng inbound marketing thì bạn nên giữ cho sự liên kết của bạn và khách hàng được thường xuyên, vui vẻ và xây dựng mối quan hệ lâu dài nhất. 

Tái mua hàng hay giới thiệu khách hàng mới thường xuyên được diễn ra và hoàn thành ngay trên website mà không cần sự can thiệp của người bán hàng.  Là điều hoàn toàn có thể nếu các nội dung của bạn thực sự hữu ích, giống như dịch vụ của bạn. 

Ngay lúc này, đưa chương trình affiliate vào cũng có thể là cách giúp bạn kéo dài mối quan hệ với khách hàng. Và cũng là cách giúp bạn tăng đơn hàng mà không cần tốn thêm chi phí quảng cáo. 

  • Tracking 

Đau thương nhất trong chiến dịch inbound marketing là ở đây. Là khi doanh nghiệp làm từ ngày này qua ngày khác nhưng không chịu tracking đo lường hay thay đổi. 

Vậy cần cân đo đong đếm gì?

Hầu hết là có trong google analytics nha. 

  • Lượt view của bài viết.
  • Traffic của website. 
  • Nguồn của traffic. 
  • Email click through rate. 
  • Subscriber.
  • Lead form.
  • Thời gian ở lại trang. 
  • Số trang đọc trong một lần truy cập. 
  • Tỉ lệ đọc từ 2 trang trở lên. 
  • Tỉ lệ đọc trên 1 phút. 

Tuỳ vào mục tiêu mà doanh nghiệp có những chỉ số cần đo lường riêng. Tuy nhiên đây là các chỉ số cơ bản mà bạn phải đo lường. 

Inbound marketing cần sự kiên trì và nhất quán cao. Lên chiến lược không khó bằng thực thi đúng chiến lược. 

Hãy cho ERA Content biết nếu bạn gặp khó khăn gì trong quá trình triển khai chiến dịch inbound marketing. Chúng tôi có thể giúp bạn. 

------

ERA Content Marketing - Giải pháp Inbound marketing/Content marketing đa kênh

Thấu hiểu và thực thi hiệu quả