Viết là một “khả năng”, cũng có thể gọi là “sở thích”. Tuỳ vào người viết, viết với mục đích gì. Thích thì viết, nhìn ngắm rồi viết, trải nghiệm rồi viết lại khác. Viết cho công việc, viết vì viết là thứ duy nhất có thể làm được tử tế, lại rất khác. Nhưng dù mục đích là gì, thì vẫn phải viết. Và khi đã viết, thì phải hay. Nếu không hay, cũng phải biểu đạt được đúng và đầy đủ ý mình muốn truyền đạt. Làm thế nào để chúng ta, những người không thích viết, không muốn viết và muôn đời sợ viết trở thành những người viết hay.tap-viet-1

Muốn viết hay, hãy bắt đầu với từ “thích”

Tôi sẽ bắt đầu bằng một chủ đề khá kinh điển.

Chúng ta được học văn từ nhỏ, nhưng rất ít người trong chúng ta thấy được tầm quan trọng của môn văn. Bởi vì ở trường, nếu văn của bạn quá “bình dân”, văn của bạn quá “gãy gọn” hay văn của bạn quá “kì hoặc” thì bạn sẽ “được” điểm thấp. Văn ở trường phải có văn phong chung. Lúc nào cũng phải tuân thủ các cách nhìn, điểm mình mà giáo viên đã giảng dạy trước đó. Câu văn phải trao chuốt và hình ảnh minh hoạ, so sánh phải gần như … Trong văn mẫu. Và rồi ta ghét văn vì khi viết với chính tâm tư của mình lại bị điểm tệ hơn so với những gì ta được nhồi vào mà không hề có cảm giác, bởi vì ta có trải qua đâu mà hiểu.

Nhiều người lớn lên rất ghét văn, bởi vì nghĩ rằng văn thực sự không cần thiết cho cuộc đời của họ. Vậy mà, cứ thỉnh thoảng, lại phải làm báo cáo, luận văn, chuyên đề. Rồi làm đơn xin việc, thư xin nghỉ việc, nguyện vọng chuyển công tác, tự đề bạt lên vị trí cao hơn hay văn phát biểu trước một buổi hội thảo. Gần gũi hơn, chúng ta phải viết email mỗi ngày, mỗi giờ. Gần hơn nữa, chúng ta viết trên các mạng xã hội hằng ngày. Chúng ta không thể phủ nhận, viết – ngoài những người viết chuyên nghiệp ra, những người thích viết ra, thì chúng ta … ai cũng phải viết @@

Làm thế nào để viết hay?

  • Để viết hay. Đầu tiên, bạn phải thích viết.
  • Để thích viết. Đầu tiên, bạn phải thích đọc.
  • Để thích đọc. Đầu tiên, bạn phải thích học hỏi.
  • Để thích học hỏi. Đầu tiên, bạn phải thích quan sát.
  • Để thích quan sát. Đầu tiên bạn phải tập quan sát và tìm thấy cái hay từ việc quan sát.

Vậy chúng ta có 4 việc để tập tành trước khi bạn đạt được mục tiêu – viết hay.

Chủ đề ngày hôm nay, chúng ta sẽ nói về 2 cụm từ giúp bạn có thể thực hành được 4 việc trên đều đặn. “Thích” và “thói quen”.

tap-viet-2

Hãy xóa bỏ mọi sợ hãy và nghi kị trong lòng

#1: Thích

Thích thực ra rất đơn giản. Nhưng cũng rất khó. Tôi không thể kêu bạn thích người mà bạn ghét. Tôi không thể kêu bạn thích món ăn mà bạn ghét. Nhưng để đi từ “ghét” sang “không thích” rồi lại đi từ “không thích” sang “thử thích” thì biết đâu bạn lại “thích”. Lúc bé, em trai tôi rất ghét sầu riêng. Loại trái nặng mùi mà rất nhiều người cũng ghét. Nhưng tại sao lại ghét? Vì em tôi ghét mùi của sầu riêng, bảo rằng nó rất hôi và không thể nào chịu nổi. Một hôm nọ, tôi bảo nó bịt mũi lại và ăn thử xem. Nó nhất quyết không chịu. Rồi tôi lại bảo, ăn được thì tôi sẽ rửa chén 1 tuần. Nó chịu ngay. Cái việc rửa chén ấy mà, rất nhiều anh chị em trong nhà cãi nhau vì không muốn rửa chén hay dọn bàn ăn. Sau khi ăn, em tôi bắt đầu nhận ra vị của sầu riêng rất ngon, và béo nữa. Nó bắt đầu thử ăn sầu riêng mà không cần bịt mũi, cuối cùng nó đâm ra nghiện sầu riêng.

=> Đấy! Vấn đề khi bạn ghét một thứ gì đó có thể là các vấn đề xung quanh của thứ đó. Thử tìm cách khắc phục và biết đâu bạn sẽ thích thứ ấy.

Một ví dụ thứ hai. Về bạn tôi. Bạn tôi thường ghét luôn cả món ăn chỉ vì một lần ăn không ngon. Bạn ấy không thích món gà rán, chỉ vì ăn lần đầu ở Lotte có mùi vị rất tệ. Sau đó, bạn ấy không bao giờ ăn gà rán nữa, dù cho những người bạn khác có lôi kéo đến quán gà rán rất ngon. Rất lâu sau, chúng tôi đã kéo được bạn ấy đến một quán gà Hàn quốc bên quận 7. Sau khi năn nỉ và doạ nạt đủ đường, bạn ấy đã ăn và rồi không còn bị ám ảnh bởi “gà rán ăn rất dở” nữa.

=> Vấn đề ở đây là bạn sợ lặp lại những thứ tồi tệ bạn đã trải qua. Bạn sợ viết vì bạn đã từng bị điểm tệ trong quá khứ khi dám khẳng khái mô tả ông nội của mình hút thuốc phì phèo hay chạy bộ rất hăng, trong khi phải là ông cụ râu tóc bạc phơ, hay cười, hay trò chuyện cùng còn cháu. Từ “sợ”, bạn chuyển sang “ghét” và từ đó không muốn lặp lại trải nghiệm đó nữa. Nỗi sợ là tự bạn dựng nên. Khi bạn nhìn thấu được nguyên nhân sâu xa của nỗi sợ đó, bạn sẽ không còn thấy sợ nữa. Hãy thử viết lại đi. Vì bây giờ, không còn giáo viên nào có thể cho điểm tệ nữa ^^

Còn nhiều nguyên nhân khiến cho bạn ghét một thứ gì đó. Nhưng việc gì cũng có nhiều mặt. Và bạn đang cố gắng tìm mặt tích cực nhất để tiếp tục.

Khi đã tìm ra cách khắc phục sự “ghét” của mình. Hãy bắt đầu thử thích. Tìm một lí do để thích. Nhưng đừng quá gồng mình. Bắt đầu bằng thứ mình thích nhất. Một buổi sáng ngồi dưới sân, bạn nhìn ngắm những đứa trẻ đang nhảy nhót. Hãy quan sát cách chúng vui đùa rồi viết lại theo cách bạn thấy, cách bạn cảm nhận. Bắt đầu bằng những động từ kèm theo tính từ. Bắt đầu bằng những câu ngắn.

Một buổi tối sau khi xem một bộ phim với bạn bè, về nhà, ngồi xuống và viết những dòng suy nghĩ của bạn về bộ phim đó. Có thể là những câu nói hay. Có thể là cách bạn nghĩ về một nhân vật nào đó. Bắt đầu bằng những câu ngắn.

Sau khi đọc một quyển sách, bạn thử tóm tắt lại hoặc chọn chi tiết thích nhất để viết. Không cần bạn ghi nhớ những cụm từ hay trong sách hay những ý tưởng tuyệt vời từ đó. Vì trước sau khi bạn cũng quên, nếu bạn chưa trải nghiệm những điều tương tự.

Bạn không cần phải gấp rút. Hãy bình tĩnh. Viết những đoạn ngắn. Khi nào thích thì viết. Khi nào không thích thì ngưng. Quan trọng của giai đoạn này là tạo cho mình cảm giác thích thú khi quan sát, học hỏi từ hầu hết tất cả các môi trường quanh mình. Từ đọc, nói đến nghe, nhìn. Khi bạn đã có hứng thú với việc quan sát, óc quan sát của bạn trở nên nhạy bén hơn. Lúc trước, lướt qua cùng một con đường, xem cùng một bộ phim hay nghe cùng một bản nhạc, nhưng bạn chẳng có chút cảm giác nào cả. Bây giờ, não bạn sẽ chủ động tập trung vào từng chi tiết nhỏ, tạo cho bạn sự say sưa, vui vẻ khi để ý, quan sát những thứ đó. Bạn dần thích quan sát, thích lắng nghe, và tất nhiên sẽ có cảm hứng để ghi chép. Ghi chép có thể qua một đoạn văn, hoặc là một đoạn video, một tấm hình.

#2: Thói quen

(sẽ được cập nhật vào tuần sau)

Kiều Hải Yến