Hướng dẫn xây dựng Chiến lược nội dung từ A-Z
Chẳng điều gì có thể đảm bảo chiến lược nội dung (content strategy) của bạn luôn thích ứng với xu thế, nổi bật trong dòng chảy sáng tạo và đủ vững chãi để trường tồn theo năm tháng. Do đó, hãy dành thời gian xem xét bản kế hoạch của mình và liên hệ với các đơn vị tư vấn chiến lược content marketing chuyên nghiệp để có những điều chỉnh phù hợp, dù bạn chỉ mới tiếp xúc lần đầu hay đã áp dụng các phương pháp xây dựng chiến lược nội dung từ lâu.
Theo kết quả thống kê của Content Marketing Institute vào năm 2018, những nhà tiếp thị B2B thành công nhất dành đến 40% ngân sách cho phần Chiến lược nội dung. Nếu cần tham khảo thêm một số ý tưởng để upgrade chiến lược nội dung trong năm 2020 thì bài viết này là dành cho bạn.
Cùng điểm qua một số ý chính trong bài:
Mục lục
1. Chiến lược nội dung là gì?
Chiến lược nội dung có liên quan đến việc quản lý các phương tiện truyền thông hữu hình do chính bạn tạo ra, sở hữu, đặt tên, như: văn bản, hình ảnh, có thể tải xuống… và là một phần của kế hoạch marketing. Chiến lược nội dung giúp khẳng định bạn là ai và đóng góp những gì cho lĩnh vực kinh doanh của bạn.
Xây dựng chiến lược nội dung là một phần không thể thiếu trong marketing plan
Có thể bạn đã biết sáng tạo nội dung đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp như thế nào. Nhưng như vậy vẫn chưa đủ, chúng ta cần lên kế hoạch cụ thể (điều này được đề cập xuyên suốt trong bài viết). Khi xây dựng chiến lược nội dung, hãy chú ý một số yếu tố chủ chốt sau đây:
1.1 Viết cho ai đọc
Đối tượng mục tiêu của nội dung này là ai? Bạn đang tạo nội dung cho bao nhiêu nhóm đối tượng? Nếu doanh nghiệp của bạn bao nhiêu nhóm khách hàng thì chiến lược nội dung phải phục vụ cho bấy nhiêu nhóm người đọc/ người xem.
Việc sử dụng nhiều thể loại nội dung và nhiều kênh giúp bạn đa dạng hóa cách chuyển tải thông tin đến từng nhóm đối tượng mục tiêu mà bạn đang hướng đến và giúp doanh nghiệp thu hút sự chú ý của mọi người.
1.2 Nội dung của bạn giúp giải quyết khó khăn của người đọc như thế nào?
Lý tưởng nhất thì sản phẩm/ dịch vụ của bạn phải giải quyết được vấn đề mà bạn biết chắc là khách hàng đang gặp phải. Tiếp theo, hãy xây dựng nội dung nhằm mục đích giáo dục khách hàng thông qua việc giúp họ nhận ra và giải quyết các vấn đề đó.
Xác định đúng giải pháp mà sản phẩm/ dịch vụ của bạn mang lại giúp xây dựng uy tín với khách hàng
Chiến lược nội dung hợp lý hỗ trợ cả hai nhóm đối tượng: những người vẫn trong quá trình tìm hiểu vấn đề của họ gì, và những người đang sử dụng sản phẩm của bạn để giải quyết vấn đề của họ. Nội dung góp phần củng cố các giải pháp (từ sản phẩm/ dịch vụ) của bạn và giúp người dùng trở thành khách hàng trung thành tiềm năng.
1.3 Điều gì khiến bạn trở nên khác biệt?
Khi đối thủ tung ra một sản phẩm tương tự thì cũng là lúc khách hàng cần biết sản phẩm của bạn tốt hơn ở điểm nào, hay chí ít là khác biệt như thế nào. Đây chính là thời điểm nội dung phát huy vai trò chứng minh lý do tại sao sản phẩm đáng mua hơn và tại sao khách hàng nên tin lời quảng cáo của bạn.
1.4 Bạn nên tập trung vào dạng nội dung nào?
Infographics, video hay bài blog? Sau khi xác định chủ đề bạn phải chọn dạng nội dung phù hợp để truyền tải chủ đề đó.
1.5 Chọn kênh nào đăng tải nội dung?
Website, Facebook, Instagram… là những kênh đăng tải nội dung phổ biến nhất tại Việt Nam
Hãy chọn các kênh đăng tải tương tự như việc bạn có thể thoải mái lựa chọn thể loại nội dung. Các kênh này sẽ bao gồm cả đặc tính sở hữu như website và blog; social media (Facebook, Twitter). Chúng ta sẽ bàn luận nhiều hơn về chiến lược nội dung dành cho kênh social media trong những phần tiếp theo của bài viết.
1.6 Làm sao để quản lý quá trình sáng tạo và phát hành nội dung?
Sáng tạo và phát hành nội dung có thể là một nhiệm vụ khó khăn. Bạn phải biết được ai tạo ra cái gì, đăng ở kênh nào và khi nào phát hành.
Ngày nay, các đơn vị tư vấn chiến lược content marketing ngăn ngừa sự lộn xộn trên bằng cách quản lý nội dung theo quan điểm “chủ đề” (topic). Khi xây dựng lịch đăng nội dung (content calendar) xoay quanh chủ đề, bạn dễ hình dung ra thông điệp của công ty và khẳng bản thân có thẩm quyền trong thị trường theo thời gian. Hãy xem thêm đoạn video dưới đây để biết thêm về “chủ đề” trong chiến lược nội dung.
2. Tại sao các nhà tiếp thị cần tạo chiến lược content marketing?
Tiếp thị nội dung (content marketing) giúp doanh nghiệp chuẩn bị và lập kế hoạch cho nguồn lưu lượng website uy tín, tối ưu chi phí và khách hàng tiềm năng. Nghĩ thử mà xem, nếu bạn tạo ra một trang blog có lượt truy cập tự nhiên (organic traffic) ổn định thì việc chèn thêm link để tải ebook hoặc các công cụ miễn phí sẽ giúp trang blog mang về ngày càng nhiều khách hàng tiềm năng.
Lượt truy cập uy tín và khách hàng tiềm năng đến từ những nội dung bền vững, luôn giữ được sự thu hút, tươi mới (evergreen content) như bài post quảng cáo trên social media (Facebook chẳng hạn) hay nội dung đăng tải trên nền tảng thứ 3 (distributed content**). Thêm vào đó, nội dung không chỉ thu hút khách hàng tiềm năng mà còn giúp họ có được nhận thức về thương hiệu của bạn.
(**) Khi lướt Facebook, click vào link bài viết trong bài post, thay vì được chuyển về trang web đã đăng tải bài viết đó, bạn sẽ được chuyển đến một trang mới. Nhờ đó thời gian chuyển trang được rút ngắn, giúp người đọc tiết kiệm thời gian hơn.
Nào, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về cách xây dựng chiến lược tiếp thị nội dung.
3. Cách xây dựng Chiến lược tiếp thị nội dung (content marketing strategy)
3.1 Xác định mục tiêu
Bạn xây dựng chiến lược tiếp thị nội dung để làm gì? Tại sao bạn muốn sản xuất nội dung và lập kế hoạch tiếp thị nội dung? Biết được mục đích trước khi bắt tay vào thực hiện giúp bạn xác định được điều gì tốt cho chiến lược của bạn. Dù tự thực hiện hay thuê dịch vụ tư vấn chiến lược content marketing thì cũng đều phải thực hiện các bước này theo trình tự.
3.2 Tìm hiểu chân dung khách hàng (persona)
Muốn lập kế hoạch suôn sẻ, bạn cần xác định rõ đối tượng mục tiêu mà nội dung hướng đến. Hay còn được gọi là chân dung khách hàng.
Xác định chân dung khách hàng giúp bạn xây dựng chiến lược nội dung chi tiết hơn
Điều này đặc biệt quan trọng đối với những ai mới bắt đầu hoặc chưa quen với marketing. Biết được đối tượng mục tiêu, bạn có thể tạo ra nội dung phù hợp hơn, có giá trị hơn, thu hút họ hơn và dễ chuyển đổi hơn.
Nếu bạn là một nhà tiếp thị nhiều kinh nghiệm, mục tiêu của bạn có thể đã thay đổi. Bạn muốn duy trì đối tượng mục tiêu cũ hay đang nhắm vào một nhóm đối tượng mới hoặc mở rộng nhóm đối tượng hiện tại? Hãy xem xét lại kết quả thống kê qua từng năm để đưa ra quyết định phát triển nhóm khách hàng.
3.3 Kiểm soát nội dung
Đa phần mọi người sẽ bắt đầu với những bài blog, nhưng nếu muốn mạo hiểm một chút thì bạn có thể thử sản xuất các dạng nội dung khác. Ví dụ, nếu năm vừa rồi bạn đăng bài blog định kỳ hàng tuần thì hãy tổng hợp lại và chọn lọc làm ebook – đây là cách đăng tải thông tin theo cách mới mẻ hơn.
Trong trường hợp kinh doanh đã lâu, bạn nên xem lại thành quả tiếp thị nội dung trong suốt năm qua. Sau đó tìm xem trong năm mới bạn có thể đổi mới theo cách nào và mục tiêu cần đạt được ra sao.
3.4 Lựa chọn hệ thống quản lý nội dung
Hệ thống quản lý nội dung hay còn được biết đến với tên gọi CMS (Content Management System). Hệ thống cung cấp nhiều tiện ích hữu dụng, bao gồm: tạo – xuất bản nội dung – phân tích nội dung (creation – publication – analytics content). Tại Việt Nam, có thể kể tên một số CMS được dùng phổ biến như: WordPress, Joomla, NukeViet…
3.5 Brainstorm ý tưởng
Hãy bắt đầu tìm thêm những ý tưởng độc đáo cho những dự án nội dung tiếp theo. Một số công cụ sau đây sẽ giúp bạn!
Grader – công cụ của HubSpot – sẽ đánh giá website của bạn theo từng tiêu chí:
- Performance: cho biết page size, page request, pagespeed, browser caching… theo thang điểm 30. Bên cạnh Google PageSpeed, Pingdom… thì những thông số này cũng đáng để bạn tham khảo và cải thiện
- Mobile: xem xét mức độ thân thiện (responsive) của website khi hiển thị trên smartphone. Nếu điểm dưới 15/30 thì bạn nên tối ưu hóa responsive để mang đến trải nghiệm tốt hơn cho người xem
- SEO: đánh giá các mục: page titles, meta description, heading, sitemap…
- Security: Garder đánh giá dựa trên chứng chỉ SSL. Nếu phát hiện trang web chưa có chứng chỉ này, bạn cần bổ sung để tăng tính bảo mật.
Thông số của eracontent.marketing khi đo bằng công cụ Grader
Bạn cần truy cập vào website https://website.grader.com/, nhập link web và email, chờ vài phút và nhận ngay kết quả. Bên cạnh đó, Grader cũng gửi kết quả báo cáo vào mail để bạn tiện theo dõi đấy.
Đây là công cụ hỗ trợ đặt tiêu đề bài viết theo từ khóa. Hãy nhập chủ đề bạn muốn viết và lần lượt điền những từ/ cụm từ vào ô trống. Kết quả là bạn sẽ nhận được 1 danh sách tiêu đề gợi ý. Tuy khá thú vị nhưng công cụ này chỉ hoạt động hiệu quả khi bạn sử dụng tiếng Anh. Để khai thác tối đa lợi ích của BlogAbout, bạn hãy tận dụng vốn tiếng Anh của mình để tìm ra câu chữ có nghĩa tương đương trong tiếng Việt.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số công cụ gợi ý topic, title cho bài viết như HubSpot’s Blog Ideas Generator, BuzzSumo, Coschedule.
Hãy nhập keyword, Feedly sẽ cung cấp cho bạn một danh sách các trang tin tức liên quan. Bạn hãy chọn đọc, tham khảo để có thêm nhiều ý tưởng hay ho.
Bên cạnh một số công cụ vừa nêu, bạn cũng có thể tìm thấy các ý tưởng mới lạ thông qua việc theo dõi các kênh truyền thông của đối thủ, học hỏi từ kinh nghiệm làm việc với khách hàng, theo dõi tin tức trên báo đài, cập nhật trend trên mạng xã hội…
>>> Hãy đọc thêm 4 nguồn tuôn trào ý tưởng content
3.6 Xác định loại nội dung
Dưới đây là một số dạng nội dung phổ biến nhất, bạn nên tham khảo để ứng dụng.
Bài blog
Những gì bạn đang đọc từ nãy đến giờ là bài blog đấy. Dạng nội dung này được đăng tải trên website và thường xuyên được cập nhật để thu hút sự chú ý của người đọc. Những bài blog này nên (phải) cung cấp thông tin hữu ích đủ để người đọc chia sẻ bài viết trên mạng xã hội, sẽ có nhiều người biết đến bài blog và tìm đến website của bạn.
Theo lời khuyên của Hubspot, chúng ta nên giới hạn số từ trong bài blog dao động trong khoảng 1.000 – 2.000 từ. Đây được xem là khoảng an toàn, đủ dài để trình bày thông tin và đủ ngắn để tránh gây cảm giác nhàm chán. Tuy nhiên, mỗi nhóm khách hàng đều có sở thích riêng, bạn nên thử nghiệm bài blog với độ dài khác nhau. Sau đó so sánh kết quả thống kê thời gian người xem ở lại website để biết được độ dài phù hợp. (Google Analytics có thể cung cấp cho bạn thông số hữu ích này đấy).
E-book
Đây là công cụ tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng và được nhiều người tìm đọc do cung cấp thông tin sâu sắc hơn, chi tiết hơn các bài đăng trên web.. Người dùng phải cung cấp một số thông tin cơ bản như tên, số điện thoại, email (và một số câu hỏi do bạn đặt ra, nhằm thu thập thông tin phục vụ công tác mở rộng thông tin khách hàng hoặc khảo sát sản phẩm, đánh giá chất lượng dịch vụ…), sau đó mới được cấp quyền tải ebook.
Ebook là bước tiếp theo trong quy trình inbound marketing: sau khi đọc xong bài blog (như bài này chẳng hạn), người đọc có thể sẽ muốn biết nhiều thông tin hơn. Call-to-action (CTA) nên được chèn vào trong bài viết, hướng người đọc đến trang đích – nơi họ cung cấp thông tin cá nhân và tải ebook. Cách này vừa giúp cung cấp thông tin hữu ích cho khách hàng, vừa giúp doanh nghiệp của bạn có thêm thông tin khách hàng tiềm năng.
Case Study
Được xem là minh chứng sống, giúp bạn thay lời muốn nói với khách hàng. Thông qua những thông tin về dự án đã thực hiện thành công, sự uy tín của bạn sẽ được củng cố, tạo ấn tượng tốt trong mắt khách hàng tiềm năng.
Case Study có nhiều cách thức thể hiện. Bạn có thể viết dạng bài blog, tạo video, tổng hợp thành ebook hoặc thiết kế infographic…
Là đơn vị tư vấn chiến lược content marketing chuyên nghiệp, Era luôn dành thời gian cập nhật Case Study dưới dạng bài post fanpage. Cùng xem một số hình ảnh case study trên Fanpage Era nhé!
Template
Viết sẵn một số mẫu để người đọc copy và tùy chỉnh thành nội dung của họ? Sao lại không? Các dạng email marketing mẫu, tiêu đề mẫu, dàn ý bài viết mẫu… hay thậm chí là một số loại văn bản hành chính phổ thông cũng có thể giúp bạn ghi điểm trong mắt người đọc.
Infographics
Là dạng hình ảnh hóa nội dung (tin tức, số liệu). Đây là dạng thức lý tưởng nếu bạn muốn trình bày một khối lượng kiến thức siêu to khổng lồ theo cách đơn giản và dễ hiểu nhất.
Đọc thêm bài infographic Era thực hiện cho MQ International: Link
Video
Đây là dạng nội dung có sức hấp dẫn cao, dễ dàng chia sẻ trên mạng xã hội, website. Tuy nhiên, bạn sẽ tốn nhiều thời gian và công sức hơn để tìm ý tưởng, viết kịch bản, thực hiện quay, chỉnh sửa hậu kỳ… Theo nghiên cứu gần đây của HubSpot, video được chia sẻ nhiều gấp 40 lần so với những loại nội dung khác. Cũng đáng đầu tư công sức để đạt được hiệu quả cao, phải không nào?
Social Media
Bên cạnh nội dung trên website, hãy thử đăng tải trên các kênh truyền thông khác như: Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn, Pinterest, Snapchat, YouTube. Tùy vào đặc điểm của từng kênh, bạn chọn hình thức thể hiện cho phù hợp.
Ví dụ như người dùng Instagram có xu hướng thích xem hình ảnh và video hơn dạng văn bản, bạn ưu tiên sáng tạo nội dung dạng hình ảnh/ video để đăng tải trên kênh này.
Còn trên Facebook, bạn có nhiều lựa chọn hơn với các dạng nội dung như: bài post, chia sẻ bài blog, quảng cáo sản phẩm, sáng tạo các meme… để tăng tương tác với người xem, nhằm xây dựng lực lượng khách hàng tiềm năng.
Khi ý tưởng đã sẵn sàng, bạn hãy tìm hiểu theo những dạng nội dung khác để giúp website của mình trở nên đa dạng hơn:
3.7 Đăng tải và quản lý nội dung
Kế hoạch marketing của bạn sẽ đòi hỏi nhiều dạng nội dung hơn dự tính ban đầu và việc quản lý những nội dung có thể trở nên phức tạp. Hãy sử dụng Lịch biên tập (Editorial Calendar) để sắp xếp chúng dễ dàng hơn (bạn có thể tham khảo template Lịch biên tập của HubSpot tại đây).
Nhiều ý tưởng do bạn nghĩ ra thường sẽ mang tính bền vững (evergreen) trong vòng vài tháng kể từ lúc được phát hành. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chủ động bắt trend kịp thời. Dù những trend này chỉ chiếm số lượng nhỏ trong Lịch biên tập nhưng nếu được phát triển đúng thời điểm sẽ mang lại lượng truy cập lớn. Ngoài ra, những dịp lễ quan trọng như Tết, 14/02, 08/03, 30/04, 02/9. Lễ Giáng sinh… là thời điểm thích hợp bạn thu hút khách hàng.
Để xây dựng chiến lược tiếp thị nội dung thành công, bạn cần đầu tư nhiều thời gian, công sức và sự giúp đỡ của nhiều phòng ban inhouse hoặc các đơn vị tư vấn chiến lược content marketing chuyên nghiệp. Hãy khởi đầu năm mới bằng việc lập chiến lược nội dung theo từng bước và sử dụng các công cụ hỗ trợ phù hợp. Chúc bạn thành công!
Tài liệu tham khảo bổ sung: Bản thống kê mới nhất của Content Marketing Institute năm 2019: https://contentmarketinginstitute.com/research/
Bài viết được dịch và tổng hợp từ: https://blog.hubspot.com/marketing/content-marketing-plan