NHỮNG ĐIỀU KỲ THÚ CỦA NGHỀ VIẾT SỐ 3
Creator: suy nghĩ trên vị thế của Agency và tương lai của mình
Trong những tập trước, tụi mình đã nói nhiều về vấn đề sai quấy trong chuyện viết, chuyện “chiến nhau” với đồng nghiệp. Nhưng với chính công ty chủ quản đang “bao nuôi” bạn thì sao? Chắc chắn ở đâu đó trong quá trình làm việc, content creator cũng gây ra mắc những sai lầm sương sương, có thể gây ra nhiều tổn thất cho họ.
Đồng thời với đó, bạn có từng nghĩ mình sẽ làm creator suốt đời hay sẽ lên level ở một vị trí khác? Đường lên đỉnh có nhiều chông gai nên mỗi người sẽ rẽ về mỗi ngả, vậy nên trong bài viết này, mình sẽ liệt kê những đỉnh núi mà bạn có thể đến.
Bắt đầu ngay thôi!
Mục lục
1. Bạn đã làm “tổn thương” công ty của mình như thế nào?
1.1 Đổ quá nhiều công sức vào một project
Sau vài lần suýt chết khi Agency tiến hành lọc mem thì rốt cuộc mình cũng nhận ra, những Creator “tự lập” sẽ thiếu cơ hội sống sót. Chưa cần nói về năng lực, chính timeline không đủ khoa học, không có khả năng thực hiện hay thậm chí không có timeline – theo cách làm việc tuỳ hứng – sẽ khiến bạn bị “kick out” ra nhanh chóng.
Một Agency có rất nhiều project và bạn phải tự chủ động phân lượng thời gian chính xác mình dành ra tương ứng với giá trị của project đó.
Lấy ví dụ nhỏ như sau: vốn khá thích mảng dược – mỹ phẩm nên khi được tự mình phát triển một fanpage mỹ phẩm mới, cần nhận diện thương hiệu lẫn tiếp thị trực tiếp, mình rất phấn khích. Lĩnh vực này là một chiến trường khốc liệt, không chỉ phải cạnh tranh với nhiều và rất nhiều doanh nghiệp khác mà lúc nào, bạn cũng sẽ lo lắng đề phòng nguy cơ bị trùng lặp hình ảnh với các thương hiệu khác.
Dù đã làm Creator một quãng thời gian kha khá nhưng mình vẫn mắc một lỗi lớn mà không Agency nào “tha thứ” được: dồn hết tâm sức cho một project, trau chuốt nó đến mức khiến người khác thấy… bực mình, và phớt lờ mọi công việc khác. Về cơ bản, sự nhiệt huyết và cẩn trọng là rất tốt nhưng trên thực tế, công ty của bạn không chỉ “bán mình” cho một khách hàng và ngoài “vốn tự có”, chúng ta còn phải liên kết với nhiều bộ phận khác nữa.
Thực tế đã cho thấy, timeline bất hợp lý sẽ khiến:
- Trực tiếp làm trễ nãi deadline dự án => có thể khiến agency mẹ đẻ phải đền bù hợp đồng.
- Làm mất uy tín với khách hàng trong khi chưa chắc content có hiệu quả => giảm khả năng tái ký.
- “Kéo chân sau” các team liên quan làm chậm trễ những Project khác đang/sắp thực hiện.
Lời khuyên: hãy chia nhỏ thời gian của mình ra tương ứng với quy mô dự án đang nắm. Khách hàng là ai, sản phẩm nên được đầu tư như thế nào,… tất cả chúng sẽ giúp bạn xây dựng một timeline hoàn hảo.
Vậy nên, nếu dây chuyền công việc mắc kẹt ở chỗ bạn thì dù chưa biết kết quả ra sao nhưng mình chắc chắn, bạn sẽ nhận được full bộ giáp gai phẫn nộ từ tập thể liên quan trong Agency.
1.2 Content không theo kịp mà bạn cũng không thể tạo ra trend
Không theo kịp trend
Bạn có biết lý do tại sao nhiều creator đỉnh của đỉnh đều thích ăn chơi nhảy múa thay vì ngồi cắm mặt vào màn hình docs không? Vì những chỗ ăn chơi nhảy múa có nhiều người, mà chỗ nào tập hợp nhiều người nhất? => Chỗ có trò vui, có trend mới! Những nội dung này ngược lại, sẽ giúp họ thu hút đám đông, làm ra content bán được hàng và khiến nó trở nên viral mạnh mẽ đến mức dù có ngồi 12h/day trên máy, bạn cũng không tài nào làm được!
Tuy nhiên, lý thuyết này dù được nhiều creator áp dụng nhưng những cuộc đi chơi của họ chỉ đơn thuần là một chuyến… lang thang vô bổ trên mạng mà thôi. Họ, cũng như tôi ban đầu, không “ngửi” được mùi của những trend đang/sắp diễn ra, và nếu có, cũng không biết phải sử dụng chúng như thế nào.
Chẳng hạn, bạn có bán set đồ của trai đẹp Park Sae Royi diện trong “Itaewon Class” nhưng thật không may, ảnh lại mặc nó trong lúc… bị bắt vào tù!
Tiếp, bạn nhận thấy Nguyễn Văn Dúi – chú chó “idol giới trẻ” đang cực hot và có ý định muốn thuê ẻm quảng cáo nhưng sản phẩm của bạn lại là… collagen đẹp da, PR kiểu gì giờ!
Lúc bấy giờ, những lời quảng cáo đơn giản và trần trụi nhất, bao hàm yếu tố “gây cười” sẽ khiến content của bạn viral một cách không tưởng. Hãy xem thử một số ví dụ sau đây:
Bạn thấy đấy, quảng cáo có thể rất dễ hoặc rất khó, tuỳ vào mức độ sáng tạo là liên tưởng của bạn. Vì vậy, nếu chưa “khơi thông” được đường hầm idea trong đầu, đừng đọc sách, hãy thử tham khảo những khoá học “Tư duy sáng tạo” – đây mới chính là nền tảng mà bạn cần!
Không thể tạo ra trend
Ngược lại với phía trên, nhiều Creator không chọn cách chạy theo trend mà tự “push” giá bản thân lên cao với suy nghĩ sẽ tạo ra 1 trend mới về về content marketing để mọi người chạy theo. Ví dụ cho sự thành công này gồm:
- Deadline trong ngày: châm biếm qua ca dao tục ngữ và loạt tranh vẽ nổi tiếng (đa phần là của Việt Nam) với đối tượng chính là dân văn phòng, nhất là nhân viên của các Agency.
- Phũ, Tuyết Bích Collection, Vẽ Bậy, Bà Già Kêu Ca: fanpage nhân vật hư cấu. Đối tượng hướng đến là toàn bộ giới trẻ.
- Pets, Momo Inu: fanpage thú cưng. Đối tượng hướng đến là những bạn trẻ yêu động vật.
Như bạn thấy, tất cả những fanpage nói trên đều có riêng một kiểu sáng tạo – hoặc content xoay quanh nhân vật hư cấu, con vật hay tranh vẽ,… Trong mỗi loại sáng tạo, người ta lại có cách thức truyền đạt khác để tự làm nổi bật mình. Ví dụ: Momo Inu dùng hội thoại của thú cưng trong nhà theo lối nói chuyện trả treo, ngọng “líu lo” để tự làm bản thân khác biệt so với trang Pets vốn đã rất nổi tiếng trước đó.
Vậy, nếu không thể hoặc không muốn chạy theo trend, bạn có đủ chất sáng tạo để tự “khai hoang” một hướng đi cho mình và đảm bảo rằng mọi người sẽ thích nó? Hãy suy nghĩ thật kỹ và thử nghiệm các ý tưởng của mình bằng cách post trên trang cá nhân hay xây dựng 1 fanpage riêng xem sao.
Nếu chúng không thể đạt được hiệu quả hoặc bạn không nhìn thấy bất kỳ hy vọng nào trong idea đó, hãy dừng lại. Đừng bao giờ đẩy mình vào tình trạng không theo kịp cũng không thể tạo ra trend!
2. Một số website, blogger,… nên theo dõi
Nếu bạn không biết phải theo dõi kênh nào để học hỏi về idea làm creative thì trước hết, hãy thử nghiền ngẫm những nguồn thông tin dưới đây.
2.1 Nguồn hình ảnh đẹp
Creative:
Showcase: https://www.behance.net/
Cách xử lý bố cục ảnh thực: https://www.pexels.com/vi-vn/
2.2 Fanpage nên tham gia
Nhóm Designer:
https://www.facebook.com/groups/VietDesigner.Net/
https://www.facebook.com/groups/VietnamDesigners/
https://www.facebook.com/congdongdesigner/
https://www.facebook.com/figmavn/
Các trang có Content xu hướng nên tham khảo:
Châu Chặt Chém, tác giả của Cosmic Bad Luck
https://www.facebook.com/chauchatchem/
Content dịch từ trang Weibo
https://vantaymedia.vn/s/YeXb3R
Content từ thú cưng
https://www.facebook.com/giadinhmomo/
https://www.facebook.com/thjbo/
https://vantaymedia.vn/s/R3LmaY
Content nhân vật hư cấu
https://www.facebook.com/Phuvll/
https://www.facebook.com/500thinh/
https://www.facebook.com/badinulo/
Trang cung cấp tài liệu content marketing cơ bản và xu hướng digital:
Cuộc Sống Agency: https://www.facebook.com/agencylife/
Advertising Vietnam: https://vantaymedia.vn/s/RzgG2Y
Brands Vietnam: https://vantaymedia.vn/s/vOkbVv
2.3 Một số Blogger/ Thương hiệu yêu thích của tôi
Aimee Song – fashion blogger này là gương mặt front row của nhiều thương hiệu thời trang lớn.
Wendy Nguyen – cô gái nhỏ nhắn này là một trong những fashion blogger có tầm ảnh hưởng lớn với giới trẻ, đặc biệt nếu bạn đam mê với thời trang ứng dụng theo hơi hướng thanh lịch.
Helly Tống (Tống Khánh Linh) – “nàng thơ” của Lam Boutique, một người trẻ theo xu hướng sống xanh rất đáng theo dõi hiện nay.
Taramilktea (Blog ở đây) – nếu bạn đam mê những bức ảnh “sống ảo” đẹp mê hồn tại những địa điểm du lịch tuyệt vời, hãy theo dõi Taramilktea! Những shot hình của cô gái này có thể khiến nhiều nhãn hàng phải ngả mũ thán phục.
Love and Lemons – nếu đa phần khách hàng của bạn thuộc ngành F&B, hãy theo dõi những blog như thế này!
Creative Blog – nơi tìm kiếm những ý tưởng và tips thể hiện “hay ho” cho visual sắp tới.
The Cleanest Line – trang web này kể cho bạn về môi trường và những cuộc phiêu lưu vòng quanh trái đất, để chúng ta tìm hiểu sâu hơn về lý do tại sao tự nhiên cần được giữ gìn.
3. Tương lai của một creator
3.1 Từ creator, bạn sẽ đi về đâu?
Creator vừa là nghề dễ mà vừa khó. Tuy nhiên, hầu hết các cuộc tuyển dụng creator diễn ra đều nhằm tìm kiếm những cái đầu luôn hứng khởi – dễ dàng tuôn ra ý tưởng và có đôi chút cầu toàn trong đó. Những tư chất tưởng như điên rồ này sẽ đưa bạn đi tới các vị trí cao hơn – trở thành người định hướng ý tưởng hoặc lựa chọn ý tưởng.
Creator sẽ dẫn dắt bạn tới những chức vụ “sang chảnh” sau:
- Giám đốc điều hành Sáng tạo – Executive Creative Director
- Creative Director
- Associate Creative Director
- Art Director
Tuy nhiên, trên cương vị là người định hướng chiến dịch, bạn cần hiểu rằng hạt nhân thành công nằm ở chính creative team của mình – vị trí creator, designer,… hiện đang đảm nhiệm.
3.2 Hãy bắt đầu xây dựng thương hiệu cá nhân
Nếu là người làm truyền thông và quan tâm đến ngành truyền thông nói chung, bạn sẽ nhận thấy Gen Z (tệp người dùng sinh 1995 – 2010) đặt nhiều niềm tin vào các Influencer nổi danh trên Internet nhiều hơn Celebrities rất nhiều. Họ sẽ nhanh chóng trở thành những người trụ cột trong tương lai của các agency lẫn client. Vì vậy, việc phát triển bản thân trên Internet chính là cơ hội để bạn “tỏa sáng” trong giới creative bằng chính khả năng của mình!
Không chỉ gây dựng một Profile hoàn hảo cho bản thân, những cơ hội việc làm “ngon nghẻ” hoặc các campain cá nhân béo bở sẽ nhanh chóng tìm đến bạn nếu phát triển các kênh cá nhân đủ hấp dẫn.
Hãy bắt đầu với:
Tìm kiếm đam mê cá nhân và hoạch định chiến lược
Du lịch, nấu ăn, viết lách,… đều là những sở thích mà bạn có thể tự phát triển trên kênh cá nhân. Tuy nhiên, hãy lồng vào đó các yếu tố creative của mình. Thêm nữa, visual hình ảnh rất quan trọng, vì vậy bạn nên chú ý xây dựng riêng cho bản thân một phong cách nhé!
Chọn một kênh truyền thông chính và dùng các kênh khác để bổ trợ
Các kênh cá nhân phổ biến nhất hiện nay mà bạn có thể sử dụng là:
- Facebook cá nhân
- Fanpage
- Blog
Theo mình, Blog nên là kênh để sản xuất nội dung chính bởi trong tương lai, Facebook rất có thể sẽ được thay thế bằng những mạng xã hội khác ưu việt hơn. Tuy nhiên ở hiện tại, chúng sẽ đóng vai trò như một kênh “giới thiệu” sản phẩm cũng như thể hiện phong cách chủ lực.
Sai lầm là điều cần thiết để trưởng thành. Tuy nhiên trong môi trường agency, bạn không được phép sai quá nhiều lần. Hãy xâu chuỗi những gì đã gặp phải hôm nay thành một list, lưu trữ trong não bộ là hết sức cần thiết để “trấn yểm” cho tương lai creator của mình phát triển nhanh hơn, xa hơn. Và trong lúc phát triển sự nghiệp, hãy “tiện đường” nâng cao giá trị của bản thân nữa nhé! Chúc các bạn thành công.
Uyên Chi (Cheese)